Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Chỉ số IQ

Chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient)

    Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của intelligence quotient trong tiếng Anh), là một con số được xác định ở mỗi người sau khi hoàn tất một bộ kiểm tra.

Tag:

IQ,

Intelligence Quotient,

literacy,

tuổi tác,

EQ hay EIQ,

hay là yếu tố g

Bài kiểm tra đó xác định khả năng hoàn thành một số nhiệm vụ mà những người sống trong một xã hội thường gặp, và từ đó xác định khả năng học hỏi và lặp lại những cách "sử dụng trí thông minh". Những bài kiểm tra gồm nhiều phần thường được sử dụng vì nó thể hiện khả năng phỏng đoán chính xác khả năng phát triển trí lực của con người về sau, đặc biệt là khả năng đọc và viết (literacy).

IQ của một người được xác định bằng cách xác định tỉ lệ số điểm họ đạt được với số điểm trung bình của những nhóm tuổi khác nhau đạt được. IQ không phải là một số đo tuyệt đối như chiều cao, cân nặng. IQ chỉ là một tỉ lệ giữa "tuổi trí lực" và "tuổi thực tế" của con người. Những bài kiểm tra IQ cũng chỉ được thiết kế để thể hiện sự khác nhau giữa những nhóm người trong cùng một nền văn hóa.

Nhiệm vụ chính của chỉ số IQ là chẩn đoán và chữa trị những chứng bệnh gây hạn chế đến khả năng học tập, và xác định trình độ học vấn cùng tuyển chọn nhân viên. Chỉ số IQ có thể bị hạn chế vì những lí do về thời gian (tuổi tác), hay những chứng bệnh có thể gây hạn chế học tập. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể được cải thiện bởi một chế độ giáo dục tốt. Dù vậy, những bài kiểm tra IQ vẫn tập trung vào việc xác định những rắc rối đối với khả năng đọc, viết, suy luận trong tương lai.

Đối với những người sống trong những nước phát triển, IQ có tính chất di truyền rất cao, nhưng đối với một người lớn thì sự ảnh hưởng của gia đình lên chỉ số IQ rất không rõ ràng. Những sự khác nhau về trí thông minh trong một gia đình có thể được giải thích bằng những dạng đặc trưng của một gene kết hợp với sự tác động của môi trường bên ngoài khác nhau đối với từng thành viên trong gia đình. Ở Hoa Kỳ, có một số gia đình có anh chị em có chỉ số IQ chênh lệch nhau đến hơn 12 điểm.

Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, và một số quan niệm khác là sẽ liên quan đến hiệu suất công việc, quan hệ xã hội. Tuy nhiên sự liên quan giữa IQ với thành công còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong số đó là quan trọng nhất là "chỉ số cảm xúc" (EQ hay EIQ), vẫn còn nằm trong vòng tranh cãi. IQ thường được dùng bởi những nhà tâm lý học để xác định một khía cạnh của thông minh (như trí thông minh sáng tạo, trí thông minh hình học,...) nhưng không thể dùng để đánh giá trí thông minh của một người một cách tổng quát. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng.

Trong thế kỉ 20, chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm: đó được gọi là hiệu ứng Flynn. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người. Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Tuy nhiên vẫn có một ít người trải qua những sự thay đổi rất lớn. Ví dụ như trong một số tài liệu, một số chứng bệnh ảnh hưởng học tập có thể ảnh hưởng gây giảm chỉ số IQ rất lớn (Shaywitz, 1995).

IQ và những nhân tố chính

Những bài kiểm tra IQ hiện đại đánh giá con người ở những lĩnh vực khác nhau (ngôn ngữ, logic, trí tưởng tượng ba chiều,... ) với số điểm chung là tổng của tất cả những phần trên. Có một điều lạ là những kết quả người ta đạt được trong những phần khác nhau trong một bài kiểm tra có vẻ liên quan với nhau trong khi nội dung của chúng thì không có gì là giống nhau cả. Điều này làm những nhà khoa học cho rằng khi có sự chênh lệch lớn trong những kết quả đó cũng thể hiện một chứng bệnh ảnh hưởng đến học tập. Những bài kiểm tra thường được xây dựng trên phương diện buộc người làm phải suy luận, bởi vì phương pháp đó thường cho thấy những rắc rối trong tương lai trong chuyện học mà một người có thể gặp phải trong tương lai.

Những nhà khoa học cho rằng phân tích kết quả của một cá nhân trên những phần khác nhau trong một bài kiểm tra IQ hay những bài kiểm tra IQ khác nhau (ví dụ: Stanford-Binet, WISC-R, Raven's Progressive Matrices,...) sẽ cho thấy tất cả đều thể hiện các yếu tố: yếu tố chung (hay là yếu tố g) và các yếu tố riêng khác dựa trên từng bài kiểm tra. Thông thường chỉ số g và IQ gần bằng nhau (sai số khoảng 10%) và có thể sử dụng lẫn cho nhau.

www.cannao.com sưu tầm

1 nhận xét: