Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

NHỮNG CÂU NÓI CỦA BẦU ĐỨC

"Tỷ phú thế giới" Đoàn Nguyên Đức- Những câu nói nổi tiếng nhất


Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. 
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), người Việt Nam đầu tiên vừa được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal (WSJ) bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á.
Dưới đây là những câu nói nổi tiếng nhất của tỷ phú tương lai được trích từ các cuộc phỏng vấn khác nhau với ông chủ họ Đoàn này.
Quyền lực thực sự trong tập đoàn
Ông nghĩ gì khi được chọn là doanh nhân có quyền lực?
Không biết họ có nói quá hay không. Quyền lực, theo cách hiểu của tôi là uy tín và sức mạnh kinh tế. Cả hai yếu tố này không tự dưng mà có. Trong hệ thống tập đoàn, tôi là người có quyền lực thật sự. Tôi chịu trách nhiệm chính trước hàng ngàn cổ đông và nhân viên. Tôi chấp nhận phản biện của cổ đông, của cấp dưới và đi đến quyết định cuối cùng vì quyền lợi của tập đoàn cũng như cá nhân tôi.
Ông là doanh nhân Việt Nam đầu tiên được WSJ bình chọn là người có quyền lực. Ông có ngạc nhiên không?
Bất ngờ nhưng không ngạc nhiên vì, vươn ra thế giới là lộ trình của HAGL. Quan điểm tôi là nói ít, làm nhiều. Học sinh đi học, kết quả được đánh giá là có lên lớp hay không? Còn với doanh nghiệp, lợi nhuận là thước đo cho sự thành công.
Ông có thể chia sẻ cách mà HAGL đã “vượt bão”?
Tại sao thị trường bất động sản điêu đứng, nhiều doanh nghiệp ngột ngạt, bế tắc vì thiếu vốn nhưng chúng tôi không bị ảnh hưởng? Trong kinh doanh, nguồn vốn quan trọng nhất, có vốn là thắng. Trong khi chúng tôi không thiếu vốn. Cần thêm vốn, chúng tôi đủ uy tín để huy động vốn quốc tế mà không bị ràng buộc, áp lực bởi lãi suất cao của vốn vay trong nước.
Trước đây, chúng tôi xác định lãi của tập đoàn chủ yếu thu từ bất động sản thì cách đây vài năm, tôi đã chuyển hướng, bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của tập đoàn và do chúng tôi không lệ thuộc vào vốn nên bất động sản của HAGL vẫn đứng vững và cạnh tranh về giá. Chúng tôi đang đi bằng 4 chân, bất động sản có yếu đi thì tôi vẫn vững 3 chân còn lại, đó là thủy điện, khai khoáng và đặc biệt là cao su.
Không bao giờ bỏ bóng đá
Tình yêu bóng đá trong tôi vẫn cháy bỏng. Nhờ bóng đá, tôi mới có như ngày hôm nay nên tôi không bao giờ bỏ bóng đá. Tôi còn nhớ, cách đây hơn 10 năm, báo chí ở nước ngoài chạy tít lớn: Bầu Đức là ai? HAGL là ai mà dám mua cầu thủ Kiatisak? Hồi đó, họ chưa biết chúng tôi. Giờ thì đã biết. Bóng đá không làm ra lợi nhuận trực tiếp nhưng lợi nhuận gián tiếp thì không thể kể hết.
Hiện tại, tôi vẫn duy trì đội bóng nhưng đầu tư tổng lực thì không. Việc một số doanh nghiệp rút ra khỏi thị trường bóng đá, tôi nghĩ họ hoàn toàn có lý. Một trận bóng đá tốn 3 tỷ bạc nhưng thu lại được gì khi sân bóng lưa thưa vài chục khán giả. Quản lý bóng đá VN mình chưa chuyên nghiệp.
Làm không phải vì tiền
Là ông chủ của tập đoàn kinh doanh đa ngành như vậy, ông bố trí thời gian làm việc thế nào?
Tôi làm việc bất kể giờ giấc, chỉ tính hết việc mà không tính hết giờ. Thời gian làm việc hầu như chiếm gần hết quỹ thời gian của tôi. Tôi làm việc bất cứ lúc nào, bất kể ở đâu, trên đường ra sân bay, ngồi trên máy bay, khi ăn, khi ngủ.
Có ngày tôi bay vài chuyến, có ngày tôi có mặt ở 2-3 nước. Có những ngày, tôi triệu tập 3-4 cuộc họp quan trọng, quyết định những vấn đề có tính chiến lược. Lạ một điều, tôi chưa từng thấy mệt mỏi, chán nản về cả thể chất lẫn tinh thần.
Làm việc vất vả thế có phải vì ông quá đam mê kiếm tiền?
Tôi làm việc quần quật không phải vì tiền. Tiền tôi không thiếu, xài thoải mái ba đời cũng không hết. Tôi cũng không có nhu cầu hưởng thụ. Tôi làm việc chỉ vì đam mê và nói thật, vì điều gì nữa tôi cũng không thể định nghĩa. Cuộc sống mà, phải có người này người khác. Người đam mê cái này, kẻ đam mê cái kia. Tôi đam mê công việc.
Tôi không chơi ngông
Khi bình chọn ông là doanh nhân có quyền lực, WSJ có đề cập đến việc ông là người VN đầu tiên từ sau giải phóng sở hữu máy bay riêng. Ông có tự hào về điều này?
Tôi bỏ tiền túi sắm máy bay không phải vì tôi chơi ngông mà tôi có nhu cầu làm ăn thật sự. Với tài sản hiện có của tôi thì chiếc máy bay chỉ như một chiếc xe máy của một người có thu nhập bình thường. Mục đích của chiếc máy bay hay chiếc xe máy, suy cho cùng cũng như nhau, là phương tiện đi lại làm ăn.
Có thể nói, chiếc máy bay là phương tiện làm ăn tuyệt vời của tôi. Tôi có thể chủ động bay bất cứ lúc nào có nhu cầu. Ngồi với anh ở Sài Gòn vào giờ này, 5 giờ chiều nhưng có thể tối nay, tôi có mặt ở Gia Lai. Thậm chí, có mặt ở Lào!
Những lúc căng thẳng, ông có nhu cầu thư giãn chứ?
Hiện tại, tôi có hai cách thư giãn, đều tuyệt vời. Một là bay về phố núi Plâyku, ngồi xem cầu thủ nhí ở Học viện Bóng đá đá bóng. Các em đá vô tư, không toan tính. Hai là, tôi tự lái xe thăm vườn cao su.
Cách đây không lâu, ông có câu nói ấn tượng trên báo: “Tôi không cho không ai cái gì bao giờ”. Nhiều người ủng hộ câu nói của ông nhưng có người nói ông sòng phẳng quá?
“Tôi mới 50 tuổi, còn nhiều việc để làm và chưa bao giờ có ý định nghỉ ngơi. Tại sao các nước họ làm được mà mình không làm được? Tại sao nước người ta có tỷ phú đô la mà Việt Nam mình không có? Tôi muốn khẳng định người Việt Nam làm được những gì mà thế giới làm được. Tôi muốn chứng minh Việt Nam là một dân tộc lớn. Mình đánh giặc giỏi, thì làm kinh tế cũng phải giỏi”.
Tôi gốc nông dân, tôi nói thẳng nói thật. Trong cuộc sống, không ai giúp mình cả đời và cũng không ai muốn nợ người khác cả đời. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Đó thật sự là mối quan hệ bền vững.
Ông tự nhận là người ít học, nhưng có năng khiếu quản trị, biết xoay chuyển tình hình trong kinh doanh mà thành công. Giờ HAGL đã vươn ra khu vực, ông có cảm thấy chút bối rối nào khi điều hành công việc hay không?
Tôi không giấu dốt, không mắc cỡ khi học hỏi. Thành thật mà nói, tôi học nhiều người lắm, và copy thành tựu của nhiều người để tích lũy kiến thức riêng cho mình. Trước tôi còn cắp cặp đến các lớp tập huấn, tích lũy kiến thức, học hỏi kỹ năng, nhưng 15 năm nay, do không sắp xếp thời gian được nên tôi tự học theo cách của mình, có khi tôi đọc tài liệu suốt đêm.
Tôi học trường đời nhiều lắm và đây là bể học vô tận. Ví dụ, nói về lĩnh vực cao su, tôi không có bằng cấp gì nhưng kỹ sư nông nghiệp khi trao đổi với tôi cũng mệt mỏi đấy nhé.
Ông là linh hồn của tập đoàn, thế còn cấp dưới của ông?
Tôi là người cầm trịch nhưng dưới tôi là một đội ngũ cán bộ có năng lực, có tâm huyết, lăn lộn với công việc thật sự và nếu không có họ thì không thành công như hôm nay. Tôi không có thuộc cấp com lê cà vạt. Chúng tôi chưa bao giờ đăng báo tuyển dụng nhân sự và nhân sự của tôi luôn ổn định.
Nói không ngoa, ít ai làm việc tại HAGL mà xin nghỉ việc vì bức xúc. Ví như nếu có, tôi sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý cán bộ quản lý trực tiếp có người nghỉ việc đó vì sao để xảy ra cơ sự. Có một đặc điểm tuyển dụng của HAGL, xem ra không khoa học lắm, đó là: Tuyển dụng nhân sự nhưng không đòi hỏi bằng cấp.
- Ông quan niệm thế nào về chuyện giàu nghèo?
-Tôi cho rằng con người ta sinh ra ai cũng có ước mơ riêng và mỗi người lại đảm nhận các công việc khác nhau. Người thì làm công tác từ thiện, tham gia hoạt động sản xuất, người thì làm kỹ sư, bác sĩ, sáng tác nhạc hay nghiên cứu khoa học... dù đảm đương công việc gì thì đều tham gia cống hiến sức mình cho sự phát triển của xã hội. Người đạt được thành công trong kinh doanh thể hiện bằng việc anh ta có rất nhiều tiền. Người khác lại cống hiến cho xã hội bằng các công trình nghiên cứu hữu ích... Tất cả những con người này tôi đều cho rằng họ thành công và đều được coi là giàu có: Giàu tiền bạc, giàu tri thức hoặc giàu vốn sống...
Tôi chưa bao giờ phân biệt ai giàu ai nghèo, người nhiều tiền hay ít tiền. Người nhiều tiền chưa chắc đã phải là giàu, ngược lại ít tiền chưa hẳn đã phải nghèo. Hôm nay anh có thể giàu, ngày mai có thể nghèo đi, cuộc sống luôn luôn có sự vận động và thay đổi. Mỗi người nên tìm cho mình cách sống phù hợp với cá tính riêng của mình.
Trả lời phỏng vấn về mình việc nhận danh hiệu Người giàu nhất sàn chứng khoán:
Tôi thấy rất vui khi VnExpress.net - trang báo chính thống đã duy trì việc xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán trong 3 năm qua. Tôi là người cá tính, thích gây sốc nên tôi chẳng từ chối nhận danh hiệu người giàu.
 Nhìn lại một năm qua, tôi thấy quá nhiều sự kiện xảy ra với mình. Những tin đồn liên quan đến các khoản nợ, rồi chuyện mua sắm phương tiện đi lại, đến chuyện kinh doanh bất động sản, bóng đá... đôi khi cũng khiến tôi phiền lòng nhưng rồi tôi nhận thấy rằng mình là người nổi tiếng nên khó tránh khỏi chuyện thị phi.
Chuyện tôi mua máy bay cũng vậy. Đây hoàn toàn xuất phát từ sở thích riêng của mình chứ không phải tôi chơi ngông, mua máy bay về đắp chiếu. Tôi coi đây là phương tiện phục vụ công việc đi lại của cá nhân cũng như các thành viên trong công ty. Khi đã là tài sản riêng của cá nhân mình, tôi được tự do sử dụng, có thể dùng máy bay làm nơi họp hành, ăn uống nhậu nhẹt, thậm chí đạp bàn quăng ghế khi cáu giận. Thử hỏi được làm những gì mình thích như vậy còn gì thú vị bằng. Sau máy bay, tôi sẽ tiếp tục có những kế hoạch khác gây sốc nữa đấy, bạn cứ thử chờ xem.
- Ông có thể chia sẻ bí quyết để thành công trên thương trường như ngày hôm nay?
- Thực ra, tôi chẳng có kinh nghiệm kinh doanh nào có thể chia sẻ được. 2008 là năm mà hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty phải đối mặt với khó khăn. Tôi cho rằng trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân có một phương pháp riêng và phải tự phán đoán, và ứng dụng vào công việc của mình. Không ai có thể đưa ra công thức ứng dụng chung cho tất cả doanh nghiệp. Hoàng Anh Gia Lai cũng vậy, ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định là phải xây dựng doanh nghiệp mình bền vững tức là có rễ - có gốc - rồi mới có ngọn. Tôi luôn xây dựng cho mình các chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong kinh doanh cần phải có các phương án dự phòng, chúng tôi luôn chuẩn bị cho mình kịch bản để đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nói tóm lại là tôi chưa bao giờ sống trên mây mà luôn luôn chuẩn bị cho mình những tình huống xấu nhất rằng khủng hoảng có thể đang ở sau lưng mình.
Đôi khi tôi nghĩ, cuộc đời kinh doanh buồn vui có nhiều. Nhưng tôi luôn làm hết mình, vì được, thua, danh vị không phải là mục tiêu cuối cùng.
Theo tôi, sinh ra được làm người có cơ hội hơn người khác, thì phải cố gắng làm việc để thể hiện sự đam mê của mình. Nếu thành công, thì việc mình làm sẽ có ý nghĩa. Còn ngược lại, dẫu sao cũng thỏa sức vẫy vùng, làm nên ý nghĩa cho cuộc đời riêng của mình.
Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh nhiều lĩnh vực và có nhiều dự án khác nhau trong và ngoài nước. Điều quan trọng nhất để điều hành một tập đoàn đa ngành đa lĩnh vực như vậy theo tôi là yếu tố con người. Phải tìm cho ra người có để đảm nhận vai trò giám đốc dự án - người này phải có tố chất, có đạo đức, trình độ, trách nhiệm và am hiểu sâu lĩnh vực anh ta đang điều hành.
- Người thân, bạn bè của ông nghĩ gì khi biết ông là người giàu nhất sàn chứng khoán ?
 Thực ra bạn bè và người thân của tôi đã đoán được trước việc này. Nói thật, dù giàu hay nghèo thì phong cách sống của tôi từ cách ăn mặc, đi lại, nói năng... chẳng có gì thay đổi. Vẫn kiểu quần jeans, áo phông, giày thể thao. Họa hoằn lắm mới mặc veston, đeo cavat... Nói chung, tôi thích sống và làm việc theo một phong cách riêng của mình, nên dù có giàu nhất hay giàu bét trên sàn chứng khoán thì cuộc sống của tôi không thay đổi, tôi vẫn là Bầu Đức - cái tên mà dân yêu thể thao đặt cho.
- Nói về dự đoán:
Tôi không có thói quen dự đoán và cũng không tin vào các dự đoán. Mỗi người đều có triết lý riêng trong kinh doanh và hãy tin vào những dự cảm của mình chứ không nên bị chi phối hay tác động bởi các dự đoán của người khác, thậm chí là tổ chức nước ngoài.
Tôi cho rằng không ai hiểu mình, doanh nghiệp mình bằng chính bản thân mình. Tôi luôn quan niệm rằng dám nghĩ thì dám làm, dám làm thì dám chịu, trong kinh doanh đôi khi phải biết liều một chút và cứ tự tin vào bản thân thì nhất định sẽ thành công.
- Người ta biết đến ông vừa là Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai vừa là ông bầu bóng đá, ông thích được gọi bằng cái tên nào hơn?
- Tôi thích gọi mình bằng Bầu Đức nghe nó dân dã và gần gũi, và cái tên này được hình thành từ bóng đá do chính những người hâm mộ thể thao đặt cho. Tôi mê bóng đá từ nhỏ và bây giờ tôi không chỉ chơi bóng đá, ăn bóng đá, ngủ bóng đá mà còn kinh doanh cả bóng đá. Bóng đá luôn mang lại cho tôi cảm giác mới mẻ. Điều căn bản là không có bóng đá thì không có Hoàng Anh Gia Lai bây giờ. Nói cách khác là bóng đá mang lại tên tuổi cho Hoàng Anh Gia Lai và tôi nhận thấy không có công cụ quảng cáo thương hiệu nào rẻ và hiệu quả như bóng đá.
- Người ta quá quen với hình ảnh những bóng hồng đi cạnh các đại gia, ông nghĩ gì về điều này?
- Ồ, tôi chưa có dịp tiếp chuyện lâu với một cô gái nào, nhất là các cô thuộc hàng "chân dài". Thú thực, tôi chẳng có thời gian để ý đến chuyện chân dài hay chân ngắn vì bản thân tôi có quá nhiều việc phải làm, có quá nhiều thứ phải bận tâm. Tôi coi công việc và bóng đá là niềm đam mê nên tôi nghĩ sẽ chẳng có cô gái nào chịu nổi điều này. Tôi bận tối mắt tối mũi đến độ chẳng có thời gian đọc sách, ngoại trừ những phút hiếm hoi xem chương trình thời sự trên truyền hình và đọcVnExpress.net. Do vậy tôi không mấy đề tâm đến chuyện có cô gái nào đó ngưỡng mộ mình hay mình cần phải đi cạnh một ai đó. Tôi chưa bao giờ gặp rắc rối bởi các cô gái và cũng không có thời gian dành cho chuyện này. Nói đúng hơn tôi là đại gia không có chân dài.
Tóm tắt tiểu sử:
Bầu Đức tên thật là Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1962, quê quán tại An Nhơn, tỉnh Bình Định. Nguồn tin từ chính Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho hay, ông từng thi đại học đến 3 lần mới đậu và sau một năm học ở Đại Học Nông Lâm, ông quyết định nghỉ học để tìm con đường kinh doanh.
“Sau những cú sốc, đau và thừa nhận mình dốt, tôi đã ngửa mặt lên trời và tự nói với bản thân rằng ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó", Đức nhớ lại. Khi ấy, ông nhớ đến hình ảnh của mẹ, người phụ nữ miền sơn cước tần tảo nuôi 9 anh em Đức ăn học. Và ông chợt nhận ra rằng có nhiều con đường để dẫn đến thành công. "Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”, bầu Đức nói.
Thế rồi, cậu thanh niên 22 tuổi khăn gói quả mướp lên đường mang theo nhiệt huyết của tuổi trẻ và khát vọng làm giàu. Không tiền, không học vấn, con đường đầy mịt mù mở ra trước mắt. Lúc bấy giờ, ông không biết sẽ bắt đầu từ đâu và bằng công việc gì. Ông chỉ nhớ rằng mình đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và cố sáng tạo để tìm lối đi riêng. Và cũng chính vì không đạt được ước nguyện bằng con đường học vấn nên Đức chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời.
Sau một thời gian làm thuê, Đức tích góp được một khoản tiền đủ để ông mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Ấy là vào năm 1990, ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.
Bầu Đức thừa nhận có một nhân vật tỷ phú đã tác động khá mạnh tới tính cách, lối sống, và cách nghĩ suy của ông bây giờ. Đó chính là Bill Gates - tỷ phú người Mỹ khởi nghiệp bằng một chiếc máy tính nhỏ với con đường học vấn dở dang. Ông đã đọc say sưa cuốn sách viết về 100 tỷ phú thế giới, trong đó có nói về tỷ phú thế giới Bill Gates - người giàu thế giới suốt mấy năm liền. Ông có cảm giác như mình có duyên nợ và nét gì đó rất tương đồng với Bill Gates - tỷ phú thành công không bằng con đường học vấn. Và tôi hiểu rằng trường đại học của tôi chính là đường đời.
Và khát vọng cuối cùng của bầu Đức là có tên trong danh sách tỷ phú thế giới chứ không còn đơn thuần là người giàu VN. “Tất nhiên, ước mơ chỉ là ước mơ, tôi tin rằng, tất cả những doanh nhân tâm huyết làm giàu đều mong muốn và phấn đấu vì điều này. Đây không còn là danh dự cá nhân mà còn là niềm tự hào dân tộc”, bầu Đức nói.
Theo số liệu được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, tính đến ngày 15-9-2011, tổng tài sản hiện có của tập đoàn HAGL là 23.108 tỷ đồng bao gồm nhiều dự án bất động sản, thủy điện, cao su, khai khoáng… trong nước và các Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Miến Điện.
Tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức chiếm gần 50% tổng tài sản của tập đoàn, khoảng hơn 10.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Đức còn sở hữu riêng một chiếc máy bay Beechcraft King Air 350 trị giá gần 8 triệu USD.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Số phận con người có phụ thuộc vào năm sinh?

Số phận con người có phụ thuộc vào năm sinh?

Chủ nhật, ngày 20/12/2009, 15:24
(Eva tam chuyen) - Cha mẹ nào cũng mong muốn đứa con mình sinh ra ngập tràn hạnh phúc và may mắn. Chính vì lẽ đó, nhiều người cầu kỳ trong việc chọn năm sinh, ngày sinh, giờ sinh, điều đó có dựa trên căn cứ khoa học nào không? Dưới đây là ý kiến của các chuyên gia và người trong cuộc về vấn đề này.
Những vấn đề về hôn nhân, gia đình, công sở,… sẽ được phản ánh trong chuyên mục Eva Tám. Eva tám là nơi tin cậy để chị em chia sẻ chuyện làm dâu, những nỗi niềm, kinh nghiệm sống của mình. Đón đọc vào tất cả các ngày trong tuần tại Eva.vn
Chuyên gia nói gì?
GS.TS Hoàng Tuấn (Chủ tịch Hội Văn hóa Á Đông): Con người sinh ra phụ thuộc nhiều yếu tố
Số phận con người có phụ thuộc vào năm 
sinh?, Eva tám,
GS.TS Hoàng Tuấn
Không phải năm sinh tốt là ai sinh ra cũng tốt mà mỗi con người sinh ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tính và mệnh mang yếu tố quyết định. Mệnh là bản tính ban đầu trời phú cho mỗi người  (cũng có thể nói là sự di truyền của cha mẹ và dòng họ) cùng với sự giáo dục và học tập sau này đã tạo nên tính cách đặc thù của mỗi người.
Tuy nhiên, bản tính ban đầu mới là cái quyết định. Giáo dục và học tập tuy rất quan trọng nhưng nhiều khi không thay đổi nổi bản tính vốn có đó. Chính nó đã chi phối vận mệnh của mỗi con người sau này, nên người xưa mới gắn cái "tính" vào cái "mệnh" và gọi chung là "tính mệnh".
Cái "tính mệnh" còn tạo thành cái "dụng" sau này của mỗi người. Tính mệnh lại phụ thuộc nhiều vào địa vị xã hội của gia đình và cá nhân từng người (được gọi chung là quan lộc) cùng địa vị kinh tế của họ (tài bạch). Ba yếu tố này luôn luôn tạo thành một thế "tam hợp" vững chắc hỗ trợ cho mệnh.
Một con người được sinh ra trong nhung lụa giàu sang, được nuôi dưỡng đầy đủ nhưng bản tính ngông cuồng từ nhỏ, coi mọi người chỉ bằng nửa con mắt, hành động chủ quan, nông nổi, hay a dua thì  người đó sẽ có cái "dụng" không tốt đẹp, dễ dẫn đến sự đổ vỡ cho sự nghiệp, có khi tự chuốc lấy tội vạ.
Trái lại, cũng con người được sinh ra trong hoàn cảnh đó, cũng được nuôi dưỡng tử tế, nhưng bản tính vốn nhu nhược rụt rè, không dám quyết định một điều gì dù là nhỏ, lại quen sống xa rời quần chúng, không muốn tiếp xúc với ai, chỉ thích an nhàn, tránh mọi sự khó nhọc đến thân, con người đó rất dễ thành "vô dụng".
Số phận con người có phụ thuộc vào năm sinh?, Eva tám,
Cha mẹ nào cũng mong muốn đứa con mình sinh ra ngập tràn hạnh phúc và may mắn. (Ảnh minh họa)
Còn một người được sinh ra trong cảnh nghèo túng, nhưng lại chịu khó học hành, biết tranh thủ mọi người, biết nghe theo lẽ phải,  bản tính siêng năng cần mẫn và hay giúp đỡ người khác... như vậy tuy người đó có cái "mệnh" vất vả nhưng cái "tính" tốt, hỗ trợ đắc lực cho cái “mệnh”, con người đó sẽ có cái "dụng" lớn, có thể tạo thành sự nghiệp trong tương lai.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Chủ nhiệm Bộ môn Dự báo - Trung tâm Tiềm năng con người): Trẻ sinh đôi cùng trứng cũng có số mệnh khác nhau.
Số phận con người có phụ thuộc vào năm 
sinh?, Eva tám,
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải
 Không thể phân loại số phận và tính cách con người chỉ theo 10 can hoặc 12 chi (năm sinh). Thực tế nghiên cứu 203 danh nhân thế giới cũng cho thấy, ở tuổi nào, con giáp nào cũng có nhiều danh nhân.
Các nghiên cứu về trẻ sinh đôi trên thế giới và Việt Nam cũng cho thấy, ngay những trẻ sinh đôi cùng trứng cũng có số mệnh khác nhau, có khi một đứa sống, một đứa chết.
Do đó, sự sai trội ở các tuổi can hay tuổi chi chỉ có tính chất tương đối.
Ý kiến người dân
Anh Nguyễn Hoàng Gi (36 tuổi, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai): Chọn năm "tam hợp"!
Số phận con người có phụ thuộc vào năm 
sinh?, Eva tám,
Anh Nguyễn Hoàng Gi
Vợ chồng tôi cũng không mê tín, nhưng thấy người ta nói "Thân - Tí - Thìn tam hợp" nên hồi năm ngoái vợ chồng tôi đã sinh một chú "chuột Jerry" nhỏ, tính 3 năm nữa thì sinh thêm một bé "rồng con" để anh em nó hợp nhau, yêu thương nhau thì bố mẹ cũng làm ăn tốt.
Do vợ chồng chủ động chọn năm và có kế hoạch hẳn hoi nên chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc và thoải mái khi sinh em bé.
Có người nói "có kiêng có lành" nên mình cứ làm cái gì mà dân gian hay làm thì yên tâm, mà vợ chồng tôi không những chọn năm sinh mà chọn cả mùa sinh con.
Lý do không phải là "siêu sao" gì mà do tôi thấy mùa lạnh cuối năm trẻ dễ bị nhiễm bệnh do lạnh nên tôi cứ chọn cuối mùa xuân đầu mùa hạ cho nắng ấm rồi sinh con cho an toàn, mà bệnh viện cũng không đông.
Từ những ý kiến trên, rõ ràng năm sinh không quyết định số phận của một con người. Số phận của một con người phụ thuộc nhiều vào bản thân người đó, vào môi trường giáo dục, vào sự luyện rèn. Chọn năm sinh con chưa có cơ sở khoa học rõ ràng. KH&ĐS xin khép lại chuyên mục này, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Eva.vn (Theo Bee.net.vn)

Danh nhân tuổi Sửu trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Danh nhân tuổi Sửu trong lịch sử dân tộc Việt Nam 
16:38', 22/1/ 2009 (GMT+7)

* Phùng Hưng sinh năm Tân Sửu 761, quê ở làng Đường Lâm, nay thuộc Ba Vì, Hà Nội. Sinh thời, Phùng Hưng là người khoẻ mạnh và dũng lược. Chính ông đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn, đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đường, xây dựng nền độc lập tự chủ trong một thời gian khá dài, được nhân dân suy tôn là Bố cái Đại vương, mất năm 41 tuổi (802).
* Trần Quang Khải sinh năm Tân Sửu 1241. Ông là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông; là nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. Dưới triều Trần Thánh Tông (1258 - 1278), Trần Quang Khải được phong tước Chiêu minh Đại vương. Năm 1274, ông được giao giữ chức Tướng quốc Thái . Năm 1282, dưới triều Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải được cử làm Thượng tướng Thái sư, đứng đầu triều đình. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai sau Trần Quốc Tuấn có nhiều công lao lớn trên chiến trường. Ông còn là một nhà thơ có vị trí không nhỏ trong văn học sử Việt Nam, với tâm hồn thơ khoáng đạt, gần gũi, gắn bó với cuộc sống bình dị của đất nước nhưng cũng không kém phần hào hùng. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông phải kể đến đó là bài “Tụng giá hoàn kinh sư” được viết sau chiến thắng Chương Dương độ vào tháng 6/1285 - chiến thắng được coi là lớn nhất lúc bấy giờ:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu” (Trần Trọng Kim dịch).
* Nguyễn Trung Ngạn sinh năm Kỷ Sửu 1289, quê làng Thổ Hoàng, Ân Thi, Hưng Yên. Nguyễn Trung Ngạn nổi tiếng thần đồng, đỗ Hoàng giáp năm 15 tuổi (1304), cùng khoa với Mạc Đĩnh Chi, làm quan đến Hành khiển, đã từng đi sứ nhà Nguyên. Ông là người có công trong việc biên soạn bộ “Hình thư” và “Hoàng triều đại điển”; về già được thăng tước Thân Quốc Công. Ông là tác giả “Giới Hiên thi tập” với nhiều bài thơ, bài văn có giá trị.
* Trần Nguyên Đán sinh năm Ất Sửu 1325. Trần Nguyên Đán là danh sĩ nổi tiếng đời Trần, hiệu là Băng Hồ, ông là chắt nội của Trần Quang Khải và là ông ngoại của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. Đời Trần Dụ Tông (1341-1369), ông được bổ làm Ngự sử đại phu; đời Nghệ Tông lên chức Tư đồ, tước Chương Túc hầu. Ông sống vào lúc triều Trần đi vào buổi suy vi nên mang trong mình rất nhiều tâm sự. Những tâm sự này được ông đưa vào thơ văn của mình. Đó là lòng thương dân, là cảm giác thấy mình bất lực nên trở thành vô dụng. Năm Ất Sửu (1385) ông về Côn Sơn ở ẩn và mất sau đó 5 năm, vào năm 1390, thọ 65 tuổi. Ông là “cây cột chống trời” cuối cùng của nhà Trần, nên khi ông mất đi triều đình ngày càng nghiêng đổ và chỉ chưa đầy 10 năm sau nhà Trần đã bị Hồ Quý Ly cướp ngôi. Tác phẩm của ông đã mất mát phần lớn, hiện chỉ còn 51 bài thơ chép trong "Trích diễn thi tập", "Toàn Việt thi lục".
* Lê Lợi sinh năm Ất Sửu 1385, kém Trần Nguyên Đán đúng một vòng hoa giáp. Lê Lợi quê tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Lê Lợi là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh, là anh hùng giải phóng dân tộc và là người sáng lập vương triều nhà Lê, mở ra thời kỳ thịnh trị lâu dài trong lịch sử dân tộc. Sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua với hiệu là Lê Thái Tổ, ở ngôi 5 năm và mất cũng vào năm Sửu (1433), an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá.
* Ngô Thị Ngọc Dao sinh năm Tân Sửu 1421 tại Yên Định - Thanh Hoá. Bà là con gái của cụ Ngô Từ, khai quốc công thần của vua Lê Thái Tổ và sau này được phong là Thái Bảo. Bà được vua Lê Thái Tông phong là Tiệp Dư. Năm 1442 bà sinh Hoàng tử Lê Tư Thành (sau này là vua Lê Thánh Tông). Sau đó để tránh sự ghen ghét của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, bà đã được Nguyễn Trãi và phu nhân Nguyễn Thị Lộ đưa ra khỏi hoàng thành và trú ở chùa Huy Văn, ngõ Văn Chương trong kinh thành. Bà là người am hiểu văn chương, đạo lý. Vua Lê Thánh Tông được lịch sử ca ngợi là vị vua anh minh, tài đức bậc nhất của lịch sử dân tộc, trong đó có công lao dạy dỗ to lớn của bà. Bà cũng chính là người cùng vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm trước tác của Nguyễn Trãi để lại cho đời sau. Bà mất năm 1496.
*  Đinh Văn Tả sinh năm Tân Sửu 1601, ông là võ tướng xuất sắc triều Lê Trung Hưng, làm quan đến chức Tả Đô đốc, có công trung hưng nhà Lê. Mất năm 1680. Con cháu ông nối đời nổi tiếng về võ công. Dân gian truyền tụng câu “Đánh giặc họ Đinh” để chỉ gia tộc ông.
* Đặng Đình Tướng sinh năm Kỷ Sửu 1649, quê Chương Đức, nay là Chương Mỹ, Hà Nội. Thuở nhỏ Đặng Đình Tướng học hành rất thông minh. Ông đỗ đầu kỳ thi Hương năm 20 tuổi. Năm sau, ông thi Hội đỗ Đệ tam giáp tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670). Năm 1697 được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh. Sau khi đi sứ về ông được thăng chức Bồi tụng (đứng đầu hàng quan văn), sau đó thấy ông có tài thao lược, triều đình cử ông sang hàng quan võ với chức Thái phó (đứng đầu hàng quan võ); về sau ông được phong tước Ưng Quận Công. Ông là một vị quan tài ba và đức độ. Sau khi về nghỉ được tôn lên hàng Quốc lão, mất năm 1736, thọ 87 tuổi.
* Nguyễn Hữu Thận sinh năm Đinh Sửu 1757, quê Triệu Phong, Quảng Trị. Ông là nhà toán học và danh sĩ nổi tiếng thời Nguyễn, làm quan triều Tây Sơn và Gia Long đến chức Thượng thư Bộ hộ, coi sóc Toà Khâm thiên giám. Nổi tiếng về toán học và thiên văn, mất năm 1831. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như như: Ý Trai Toán pháp nhất đắc lực - Một điều tâm đắc về toán pháp của Ý Trai - tên hiệu của ông; Tam thiên tự lịch đại văn chú - Ba nghìn chữ chú giải văn chương các đời; Bách ti chức chế - nói về nhiệm vụ và thể chế các ti, sở của triều Nguyễn (biên tập chung với nhiều người).
* Nguỵ Khắc Đản sinh năm Đinh Sửu 1817, là danh sĩ đời Tự Đức; quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đỗ cử nhân năm Tân Sửu 1841 và đỗ thám hoa năm 1856 lúc 39 tuổi. Làm quan đời Tự Đức từ tri phủ Thăng Bình - Qảng Nam thăng dần Thượng thư bộ Công. Năm 1863, ông cùng Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thứ đi sứ nước Pháp thương thuyết chuộc ba tỉnh miền Đông, nhưng công việc thất bại trước âm mưu thâm độc của thực dân Pháp. Ông để lại nhiều tác phẩm trong đó có Tây phù nhật kí (Nhật kí đi Pháp), viết trong thời gian đi sứ Pháp.
* Tự Đức sinh năm Kỷ Sửu 1829, chính tên là Nguyễn Hồng Nhậm, huý là Thì, là con thứ hai của vua Thiệu Trị và mẹ là Phạm Thị Hằng (Từ Dũ Hoàng Thái Hậu sau này), con gái thượng thư Phạm Dăng Hưng người Gia Định. Lên ngôi vua năm 1847 lấy niên hiệu là Tự Đức. Ông lên ngôi giữa lúc nước nhà đang đứng trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp. Ông có lỗi trong việc để mất Nam Kỳ nhưng bản thân ông là người uyên bác, cần kiệm, chăm chỉ trong chức vụ và có nhiều đóng góp cho nền văn hoá nước nhà. Đặc biệt Tự Đức là người con rất có hiếu. Tự Đức ở ngôi Hoàng đế 36 năm và băng hà ngày 16.6 năm Quý Mùi (1883) giữa cảnh đất nước ngổn ngang trăm mối, miếu hiệu là Dực Tôn anh Hoàng đế. Tóm lại, Tự Đức là nhà chính trị thất bại nhưng là một nhà văn hoá thành công.
* Ưng Bình sinh năm Đinh Sửu 1877, là cháu nội Tuy Lý Vương Miên Trinh; là thân phụ của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương hiện nay. Đỗ giải nguyên Hán học, đỗ đầu kỳ thi ký lục năm 1904, làm quan ở nhiều chức vụ, về nghỉ với hàm Thượng thư (như bộ trưởng). Năm 1940 ông được cử làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ, Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ. Ông là vị quan to song bỏ ngoài tai mọi bọt bèo danh vọng. Người đời nhớ tới ông là một nhà thơ lớn, một nghệ sỹ tài hoa và phóng khoáng với những câu thơ đã đi vào lòng người nhiều thế hệ: “Chiều chiều trước bến Văn lâu/ Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm…”. Ưng Bình mất năm 1961, thọ 85 tuổi.
* Nguyễn Văn Tố sinh năm Kỷ Sửu 1889, quê Hà Đông - Hà Nội, là học giả nổi tiếng làm việc nhiều năm tại Trường Viễn Đông Bác cổ; là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ trước năm 1945. Sau Cách mạng Tháng tám, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội trong chính phủ Lâm thời và sau đó là Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (như Chủ tịch Quốc hội hiện nay) Khoá 1 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 10.1947, thực dân Pháp tấn công lên chiến khu Việt Bắc, ông bị địch bắt và giết hại.
* Trần Huy Liệu sinh năm Tân Sửu 1901, quê Vụ Bản, Nam Định. Ông là nhà báo, nhà văn, nhà sử học, nhà hoạt động chính trị xuất sắc, là đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng nhưng sau này ly khai tổ chức này và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông là người sáng lập ra Cường học thư xã ở Sài Gòn (1928), chuyên xuất bản sách và cổ vũ tinh thần yêu nước. Từng bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở Côn Đảo, Sơn La. Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được bầu là Phó Chủ tịch Uỷ ban Dân tộc giải phóng. Sau đó ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền trong Chính phủ Lâm thời. Cuối tháng 8.1945, ông cùng Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào Huế tiếp nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại. Sau này ông chuyên tâm nghiên cứu khoa học lịch sử, làm Viện trưởng Viện Sử học và qua đời năm 1969. Ông được Viện Hàn lâm khoa học Cộng hoà Dân chủ Đức (cũ) mời làm viện sĩ. Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về văn học nghệ thuật.
* Trịnh Đình Thảo sinh năm Tân Sửu 1901, quê Hà Đông, đỗ tiến sĩ luật khoa tại Pháp, từng làm luật sư toà thượng thẩm Sài Gòn, Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim (1945). Năm 1968, ông ra chiến khu và được cử giữ chức vụ Chủ tịch Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam (1969). Trịnh Đình Thảo mất năm 1986.
* Phùng Chí Kiên sinh năm Tân Sửu 1901, quê Diễn Châu, Nghệ An, từng theo học các lớp huấn luyện cán bộ tại Quảng Châu do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mở; học viên trường võ bị Hoàng phố. Năm 1931, ông vào học đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Mascova, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương (1941). Hoạt động thường xuyên tại Hồng Kông, Côn Minh (Trung Quốc) và Cao Bằng. Ông là người chỉ đạo khu căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai, bị thực dân Pháp bắt và xử tử bằng cách chặt đầu năm 1941. Ông là người học trò gần gũi và thân thiết của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, là một cán bộ tiền bối của Đảng và là nhà quân sự có tài.
* Trần Đức Lương sinh năm Tân Sửu 1937, quê quán Đức Phổ, Quảng Ngãi; tập kết ra Bắc năm 1955, sau khi học xong trung học ông vào học trường mỏ địa chất Hà Nội. Trải qua nhiều chức vụ khác nhau như Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và là Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1997 - 2006. Năm 2005, ông và các cộng sự của mình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ với công trình Bản đồ Khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Địa chất xuất bản năm 1981) và Bản đồ Địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 (do Tổng cục Mỏ và Địa chất xuất bản năm 1988).
* Nguyễn Văn An sinh năm Tân Sửu 1937; quê quán ngoại thành Nam Định. Trưởng thành từ công nhân điện rồi đến Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty Điện lực; Trưởng Ban Tuyên huấn, Phó Chủ tịch; Chủ tịch; Phó Bí thư; Bí thư Tỉnh uỷ; Phó ban rồi Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Ông là Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và là Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam từ năm 2001 - 2006. Trong thời gian làm Chủ tịch Quốc hội, ông đã mang đến sinh khí mới cho hoạt động của cơ quan quyền lực này và để lại nhiều dấu ấn về sau. Thời gian ông làm Chủ tịch Quốc hội là thời kỳ nhiều bộ luật được thông qua và lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội trên nghị trường.
. Theo VOV News


Danh nhân Trần Nguyên Đán (Ảnh Internet)
Đại anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” đã viết về đất nước ta: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”. Nhân năm Sửu, xin giới thiệu một số danh nhân sinh tuổi Sửu.

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CỌC KHOAN NHỒI

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU CỌC KHOAN NHỒI
         

CHƯƠNG I : QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Qui phạm này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi bê tông cốt thép làm móng các công trình giao thông.
1.2 Cho phép sử dụng áp lực của cột nước hoặc dung dịch vữa sét giữ thành ống vách lỗ khoan để thi công cọc khoan nhồi; Nếu vị trí lỗ khoan nằm gần các ngôi nhà hoặc công trình hiện có nhỏ hơn 40m, cần lựa chọn giải pháp thi công thích hợp để dảm bảo an toàn ổn định cho các công trình lân cận đó.
1.3  Người chịu trách nhiệm thiết kế tổ chức thi công, chọn biện pháp, thiết bị máy móc và xây dựng công nghệ thi công chi tiết phải có trình độ và có kinh nghiệm về thi công cọc khoan nhồi. Các cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân v.v.. tham gia thi công cọc khoan nhồi cần phải được huấn luyện và đào tạo tay nghề.
1.4  Phải lập qui trình công nghệ thi công đối với từng loại máy khoan để hướng dẫn cho cán bộ, công nhân và mọi người tham gia hiểu rõ công nghệ trước khi tiến hành thi công. Thiết kế tổ chức thi công và công nghệ thi công phải được cấp có thẩm quyền duyệt.
1.5  Các phụ lục kèm theo Qui phạm này được sử dụng để tham khảo cho thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi.

 CHƯƠNG 2 : CHUẨN BỊ THI CÔNG

A. CÔNG TÁC THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI :

2.1 Khi thiết kế tổ chức thi công cọc khoan nhồi cần phải điều tra và thu thập các tài liệu sau :
1.      Bản vẽ thiết kế móng cọc khoan nhồi, khả năng chịu tải, các yêu cầu thử tải và phương pháp kiểm tra, nghiệm thu.
2.      Tài liệu điều tra về địa chất, thuỷ văn, nước ngầm.
3.      Tài liệu về bình đồ, địa hình nơi thi công, các công trình hạ tầng tại chỗ, như đường giao thông, mạng điện, nguồn nước phục vụ thi công.
4.      Nguồn vật liệu cung cấp cho công trình, vị trí đổ đất khoan.
5.      Tính năng và số lượng thiết bị thi công có thể huy động cho công trình.
6.      Các ảnh hưởng có thể tác động tới môi trường và công trình lân cận.
7.      Trình độ công nghệ và kỹ năng của đơn vị thi công.
8.      Các yêu cầu về kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng đối với cọc khoan nhồi.
2.2. Công tác thiết kế tổ chức thi công cọc khoan nhồi cần thực hiện các hạng mục sau :
1.      Lập bảng vẽ mặt bằng thi công tổng thể bao gồm vị trí cọc, bố trí các công trình phụ tạm như trạm bê tông, hệ thống sàn công tác, dây chuyền công nghệ thiết bị thi công như máy khoan, các thiết bị đồng bộ đi kèm, hệ thống cung cấp và tuần hoàn vữa sét, hệ thống cấp và xả nước, hệ thống cấp điện, hệ thống đường công vụ.
2.      Lập các bản vẽ thể hiện các bước thi công, các tài liệu hướng dẫn các thao tác thi công đối với các thiết bị chủ yếu. Lập hướng dẫn công nghệ thi công và các hướng dẫn sử dụng các thiết bị đồng bộ.
3.      Lập tiến độ thi công công trình.
4.      Lập biểu kế hoạch sử dụng nhân lực.
5.      Lập biểu kế hoạch sử dụng thiết bị.
6.      Lập bảng tổng hợp vật tư thi công công trình.
7.      Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình.

B. VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ :

2.3 Các vật liệu, thiết bị dùng trong thi công cọc khoan nhồi phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong hồ sơ thiết kế, trong qui định của Qui phạm này và các tiêu chuẩn hiện hành.
2.4 Các thiết bị sử dụng như máy cẩu, máy khoan, búa rung v.v.. phải có đầy đủ tài liệu về tính năng kỹ thuật, cũng như chứng chỉ về chất lượng, đảm bảo an toàn kỹ thuật của nhà chế tạo và phải được đăng kiểm của cơ quan thanh tra an toàn theo đúng các qui tắc kỹ thuật an toàn hiện hành.
2.5 Vật liệu sử dụng vào công trình cọc khoan nhồi như xi măng, cốt thép, vữa sét, phụ gia v.v.. phải có đầy đủ hướng dẫn sử dụng và các chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất. Các vật liệu như cát, đá, nước, vữa sét, bê tông phải có các kết quả thí nghiệm đánh giá chất lượng cũng như thí nghiệm tuyển chọn thành phần bê tông, kết quả ép mẫu v.v.. trước khi đưa vào sử dụng.

C. THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ :

2.6 Trước khi thi công cọc khoan nhồi, phải căn cứ các bản vẽ thiết kế thi công để tiến hành xây dựng các công trình phụ trợ như :
1.      Đường công vụ để vận chuyển máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ thi công.
2.      Hệ thống cung cấp nước gồm nguồn nước (giếng nước, mương máng dẫn nước), các máy bơm, các bể chứa, hệ thống đường ống.
3.      Hệ thống cấp điện gồm nguồn điện cao thế, hệ thống truyền dẫn cao và hạ thế, trạm biến áp, trạm máy phát điện v.v..
4.      Hệ thống cung cấp và tuần hoàn vữa sét gồm kho chứa bột bentonite, trạm trộn vữa sét, các máy bơm, các bể lắng, hệ thống lọc xoáy, hệ thống đường ống.
5.      Hệ thống cung cấp bê tông gồm các trạm bê tông, các kho xi măng, các máy bơm bê tông, và hệ thống đường ống v.v..
6.      Các sàn đạo thi công, các khung dẫn hướng v.v..
2.7 Mặt bằng thi công phải dựa vào địa hình, vị trí xây dựng móng mà lựa chọn cho phù hợp và cần lưu ý những điểm sau :
1.      Khi thi công trên bãi cạn, phải tiến hành san ủi, đắp đất tạo mặt bằng thi công, rải các tấm thép dầy để máy khoan bánh xích có thể di chuyển khoan cọc.
2.      Nếu thi công trên cạn, có thể tạo mặt bằng thi công bằng phương pháp đắp đảo đất.
3.      Tại những nơi nước sâu hoặc địa hình phức tạp bùn lầy, phải làm sạn đạo cứng để đặt máy khoan và các thiết bị thi công cọc. Có thể dùng hệ nổi như phao, phà để đặt máy khoan nhưng phải neo cho hệ nổi ổn định.
2.8 Nếu thiết bị khoan thuộc loại lớn, nặng phải điều tra đầy đủ để có phương án và lộ trình vận chuyển.
2.9 Phải đảm bảo có đủ diện tích công trường để lắp dựng thiết bị, xếp dụng cụ. phải gia cố nền bãi, mặt đường tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp dựng các thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển đi lại.
2.10. Phải có phương án vận chuyển đất thải, dọn dẹp chướng ngại xung quanh và dưới mặt đất, tránh gây ô nhiễm môi trường.
2.11. Phải xem xét tác hại của tiếng ồn và chấn động và có biện pháp hạn chế ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.
2.12 Trước khi khoan cọc phải kiểm tra lại đường cơ tuyến, lập các mốc cao độ, các cọc định tim cọc khoan. Các mốc cao độ và cọc định tim phải được đặt ở vị trí không bị ảnh hưởng khi khoan và phải được bảo vệ cẩn thận.
2.13. Trước khi thi công khoan ở những vùng có nhiều bom mìn trong chiến tranh cần phải khảo sát thăm dò và có biên pháp rà pháp bom mìn.

CHƯƠNG 3 : CÔNG TÁC KHOAN TẠO LỖ

A. THIẾT BỊ KHOAN TẠO LỖ :

3.1. Công tác tạo lỗ khoan có thể chia thành hai dạng chủ yếu theo phương thức bảo vệ thành vách lỗ khoan như sau :
1.      Khoan tạo lỗ không có ống vách, dùng bentonite để giữ vách;
2.      Khoan tạo lỗ có ống vách.
Thiết bị lấy đất, đá trong lòng lỗ khoan có các kiểu sau: chòong đập đá; gàu ngoạm; gàu xoay để hút bùn theo chu trình thuận, nghịch v.v..
3.2. Việc tạo lỗ trong lòng đất có thể thực hiện bằng các công nghệ, thiết bị khoan khác nhau. Mỗi công nghệ khoan cần có qui định các thông số khoan cụ thể để đảm bảo chất lượng tạo lỗ.

B. ỐNG VÁCH :

3.3. Theo đặc điểm kỹ thuật có thể chia ống vách thành hai loại:
1. Ống vách thuộc thiết bị khoan có kích thược về đường kính, chiều dài mỗi ống được chế tạo theo tính năng, công suất của từng loại máy khoan. Ống vách này được rút lên trong quá trình đổ bê tông;
2. Ống vách theo yêu cầu thi công không phụ thuộc thiết bị khoan và được để lại trong kết cấu với mục đích :
- Giữ thành vách;
- Hoặc làm ván khuôn đối với phần cọc ngậm trong nước, cao hơn đáy sông;
- Bảo vệ cọc bê tông cốt thép trong trường hợp sông có vận tốc lớn và nhiều phù sa.

C. CHẾ TẠO ỐNG VÁCH :

3.5. Ống vách được chế tạo bằng thép bản cuốn và hàn thành từng đoạn ống tại các xưởng cơ khí chuyên dụng. Đường kính ống vách theo yêu cầu thiết kế, chiều dày ống vách thường từ 6-:-16 mm; chiều dài các đoạn ống vách thường từ 6-10m phụ thuộc vào đặc điểm thiết bị, vật tư và cẩu lắp, các yêu cầu kỹ thuật của cọc. Ống vách sử dụng để thi công cọc khoan nhồi phải có chứng chỉ đảm bảo chất lượng.
3.6. Tại công trường, các đoạn ống vách của cọc được nối bằng đường hàn. Việc hàn nối ống vách phải được thực hiện trên bệ gá. Nếu chiều dài ống vách cần hạ lớn hơn chiều cao của cẩu, thì có thể kết hợp giữa việc hạ ống vách và nối ống vách cho đến khi đủ chiều cao thiết kế, nhưng phải bố trí các giá đỡ để ống vách sau khi nối đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về độ thẳng đứng, kín và sức chịu tải khi đóng hạ ống vách.

D. ĐỊNH VỊ VÀ LẮP ĐẶT ỐNG VÁCH :

3.7 Công tác định vị, lắp đặt ống vách phải tuân thủ theo Qui phạm thi công và nghiệm thu cầu cống và cần lưu ý những điểm sau :
1.      Khi lắp đặt ống vách ở trên cạn : công tác đo đạt định vị thực hiện bằng máy kinh vĩ và thước thép; dùng cần cẩu để lắp đặt.
2.      Khi lắp đặt ống vách vùng nước sâu : ngoài việc sử dụng các loại máy móc thiết bị trên để do đạt và định vị cần dùng thêm hệ thống khung dẫn hướng. Khung dẫn hướng dùng để định vị ống vách phải đảm bảo ổn định dưới tác dụng của lực thuỷ động
3.8 Định vị cọc trên mặt bằng cần dựa vào các mốc toạ độ chuẩn được xác định và xây dựng trước. Vị trí, kích thước và cao độ chân ống vách phải được định vị và hạ đúng theo qui định của thiết kế.

E. THIẾT BỊ HẠ ỐNG VÁCH :

3.9. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất công trình; kích thước ống vách; chiều sâu hạ để tính toán và chọn thiết bị hạ ống vách cho phù hợp. Thiết bị hạ ống vách thường có những dạng sau :
1.      Sử dụng thiết bị xi lanh thuỷ lực kèm theo máy khoan để xoay lắc ống vách hạ hoặc nhổ ống vách lên.
2.      Sử dụng búa rung đóng ống vách xuống kết hợp với việc lấy đất bên trong lòng ống vách bằng máy khoan, gầu ngoạm, hoặc hút bùn.
3.      Hạ ống vách bằng kích thuỷ lực ép xuống.

F. CAO ĐỘ ĐỈNH VÀ CHÂN ỐNG VÁCH :

3.10. Tuỳ theo điều kiện địa chất, thuỷ văn; phương pháp, loại thiết bị khoan v.v.. mà quyết định đặt cao độ đỉnh và đáy ống vách cho phù hợp.
3.11. Trong trường hợp khoan cọc nhồi ở vùng bị ảnh hưởng của nước thuỷ triều, nếu dùng dung dịch vữa sét (bentonnite) để giữ ổn định vách, thì đỉnh ống vách phải cao hơn mức nước cao nhất tối thiểu là 2m. Khi khoan trên cạn, ngoài những yêu cầu trên cần phải đặt ống vách cao hơn mặt đất hiện tại tối thiểu 0,3m.
3.12. Khi khoan nhồi bằng loại máy khoan không có ống vách đi kèm phải dùng bentonite để giữ vách, thì tuỳ điều kiện địa chất cụ thể mà đặt chân ống vách phụ (ống vách không thuộc thiết bị máy khoan) tại cao độ sao cho áp lực của cột dung dịch bentonite luôn lớn hơn áp lực chủ động của đất cộng với hoạt tải thi công phía bên ngoài thành vách. Nên đặt chân ống vách vào tầng đất không thấm nước nằm ở phía dưới mực nước ngầm.
3.13. Chân ống vách phải đặt phía dưới đường xói lở cục bộ đã được tính toán tại vị trí khoan tối thiểu là 1m.

G. CHUẨN BỊ KHOAN :

3.14. Trước khi thi công cọc khoan nhồi, cần phải chuẩn bị đủ hồ sơ tài liệu, thiết bị máy móc và mặt bằng thi công, đảm bảo các yêu cầu sau:
-                     Khoan thăm dò địa chất tại vị trí có lỗ khoan.
-                     Chế tạo lồng cốt thép.
-                     Thí nghiệm để chọn tỷ lệ thành phần hỗn hợp bê tông cọc.
-                     Lập các qui trình công nghệ khoan nhồi cụ thể để hướng dẫn, phổ biến cho cán bộ, công nhân tham gia thi công cọc khoan nhồi làm chủ công nghệ.
Khi sử dụng máy khoan không có ống vách đi kèm thì cần phải bổ sung các yêu cầu dưới đây:
-                     Sản xuất các ống vách thép theo chiều dài mà thiết kế thi công yêu cầu.
-                     Làm các thí nghiệm để chọn tỷ lệ pha trộn thành phần vữa sét phù hợp với yêu cầu của lỗ khoan.
3.15. Dựa trên cơ sở phương pháp và thiết bị máy khoan, tuỳ theo từng vị trí cụ thể của cọc mà phải chuẩn bị mặt bằng để đắp đặt máy khoan. Khi khả năng chịu tải của đất nền không đảm bảo để đặt máy và thiết bị thi công có thể chọn giải pháp gia cố nền đất sau :
-                     Dùng xe ủi san và nén chặt đất.
-                     Đào bỏ lớp đất yếu thay đất tốt.
-                     Gia cố đất bằng vôi hoặc xi măng v.v..
-                     Lát mặt bằng tà vẹt, ván dầy bằng gỗ hoặc lát bằng thép tấm, thép hình.
Khi kê bằng thép tấm cần chống trượt và xoay chân chống máy khoan.
3.16. Đối với các máy khoan xoắn ốc hay máy khoan gầu xoay dùng để thi công trên cạn, máy cơ bản (bộ phận chính của máy) phải được đặt trên các tấm tôn dày 20mm. Các chân máy phải được kê cứng và cân bằng để khi khoan không bị nghiêng hoặc di động.
3.17. Đối với các máy khoan tuần hoàn hoặc thuận nghịch, đầu khoan được treo bằng giá khoan hoặc bằng cần cẩu, trước khi khoan phải định vị giá khoan cân bằng, đúng tim cọc thiết kế. Các sàn công tác phải đảm bảo ổn định dưới tải trọng thi công và tải trọng động.
3.18. Định vị máy khoan cọc như sau :
a. Đối với máy khoan xoay lắc ống vách, có thể chọn một trong ba phương pháp sau đây để xác định vị trí lắp đặt máy:
          + Vẽ chu vi ngoài chân của ống vách trên mặt đất.
          + Đóng ít nhất 3 cọc nhỏ để làm mốc trên chu vi đặt máy.
          + Làm một vành đai định vị bằng với chu vi ngoài của chân ống vách.
b. Đối với máy khoan gầu xoa, di chuyển máy khoan để đầu khoan vào trúng tim cọc đã xác định.
c. Đối với phương pháp khoan tuần hoàn ngược, có thể chọn một trong ba thiết bị như búa rung, búa xung kích hoặc kích thuỷ lực để hạ ống vách xuống.
          Khi định vị, phải kiểm tra xem ống vách đã nằm đúng vào vị trí của cọc chưa, nếu bị sai lệch phải lắp “bàn thao tác” để điều chỉnh lại.

H. ĐO ĐẠT TRONG KHI KHOAN :

3.19. Mục tiêu của công tác đo đạt trong khi khoannhằm đạt được các mục tiêu sau :
- Định vị chính xác vị trí khoan;
- Theo dõi chiều dày lớp địa chất của lỗ khoan;
- Xác định vị trí, cao độ đầu khoan.
3.20. Định vị tim đầu khoan hoặc tim ống vách bằng các thiết bị đo đạt công trình, theo các cọc mốc đã được xây dựng từ trước. Trong quá trình khoan phải theo dõi tim cọc bằng máy kinh vĩ, đo đạt độ sâu lỗ khoan, đồng thời phải luôn quan sát và ghi chép sự thay đổi ác lớp địa chất qua mùn khoan lấy ra.

I. KHOAN LỖ :

3.21. Phải lựa chọn thiết bị khoan đủ năng lực và phù hợp với điều kiện địa chất, thuỷ văn của công trình để đảm bảo cho việc tạo lỗ khoan đạt yêu cầu thiết kế. Trong quá trình khoan nếu xảy ra sự cố, hiện tượng bất thường (sụt lỡ thành vách, lỗ khoan không thẳng, có sự sai lệch về đường kính lỗ khoan thực tế so với yêu cầu của thiết kế v.v..), thì nhà thầu phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý. Phương án xử lý sự cố của nhà thầu chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế thống nhất chấp thuận.
3.22. Phải chờ đến khi bê tông cọc bên cạnh trong cùng một móng đạt tối thiểu 70% cường độ thiết kế mới được khoan tiếp. Việc quyết định chọn thời điểm khoan còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cọc trong móng.
3.23. Đối với những lỗ khoan sử dụng dung dịch vữa sét để giữ thành vách, cần bù phụ dung dịch liên tục trong quá trình khoan, ngừng khoan hoặc đổ bê tông. Không được để cao độ dung dịch trong lỗ khoan hạ xuống dưới mức qui định gây sụt lỡ vách.
3.24. Khi ngừng khoan lâu phải rút đầu khoan ra khỏi hố khoan, tránh khoan bị chôn vùi khi sập vách, miệng hố khoan phải được đậy nắp.
3.25. Khi đưa mũi khoan lên để xả đất hoặc nối dài cần khoan phải rút từ từ, không được cho đầu khoan va chạm vào vách gây sụt lở.
3.26. Sai số cho phép trong công tác khoan tạo lỗ được qui định tại Điều 7.4 của Qui phạm này.
3.27. Sai số cho phép của lỗ cọc khoan nhồi đã thi công xong không được vượt quá các qui định nêu trong Điều 7.5 (Bảng 1 và 2) của Qui phạm này.

J. CAO ĐỘ DUNG DỊCH KHOAN :

3.28. Cao độ dung dịch khoan giữ ổn định thành vách phải cao hơn mực nước ngầm hoặc mực nước mặt hơn 2m. Tại những nơi nước ngầm hoặc có áp lực ngang khác cần phải tính toán kỹ để quyết định cao độ này.
3.29. Trong quá trình khoan phải luôn theo dõi việc cấp vữa sét cho bơm hút (phương pháp tuần hoàn ngược). Nếu hết vữa sét dự trữ thì phải ngừng ngay khoan. Trong mọi trường hợp cấm để dung  dịch khoan trong hố khoan bị hạ thấp hơn 1m so với độ cao qui định.

K. XỬ LÝ LẮNG CẶN :

3.30. Công tác xử lý lắng cặn phải thực hiện trước khi đổ bê tông. Khi khoan cọc đến cao độ thiết kế, không được để đọng bùn đất hoặc vữa sét ở đáy lỗ khoan làm giảm khả năng chịu tải của cọc. Đối với mỗi cọc, sau khi khoan đều phải thực hiện việc xử lý lắng cặn kỹ lưỡng.

L. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ LẮNG CẶN LÀ LOẠI HẠT THÔ :

3.31. Loại cặn lắng có đường kính hạt tương đối lớn, để xử lý, sau khi tạo lỗ đạt tới độ sâu thiết kế, không được nâng ngay thiết bị tạo lỗ lên mà phải tiếp tục thao tác thải đất ra ngoài cho đến khi kiểm tra thấy sạch cặn lắng ở đáy lỗ khoan.
3.32. Đối với phương pháp khoan lỗ tuần hoàn ngược, sau khi kết thúc công tác khoan phải nâng đầu khoan lên cách đáy khoản 20cm, tiếp tục quay mũi khoan và bơm hút vữa sét. Đồng thời tiến hành kiểm tra dung dịch khoan trong lỗ khoan theo các chỉ tiêu trong Điều 7.4 của Qui phạm này cho đến khi đạt được yêu cầu. Sau khi hoàn thành công việc phải rút đầu khoan lên với tốc độ từ 2 đến 4m/phút.
3.33. Đối với phương pháp khoan xoay lắc ống vách, sau khi kết thúc thao tác tạo lỗ phải chờ khoảng từ 15 đến 20 phút mới được thả nhẹ gầu ngoạm xuống đáy lỗ, ngoạm cặn lắng ở đáy lỗ lên. Khi cặn lắng ở đáy lỗ còn ít, dùng bơm hút cát thả xuống đáy lỗ, khuấy nhẹ cặn lắng lên để hút ra ngoài.
3.34 Đối với phương pháp khoan lỗ bằng gầu xoay, sau khi khoan xong để yên từ 15 đến 20 phút rồi dùng gầu khoan có lá chắn đặc biệt để lấy cặn lắng lên.

M. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CẶN LẮNG LÀ LOẠI HẠT RẤT NHỎ, NỔI TRONG NƯỚC TUẦN HOÀN HOẶC NƯỚC TRONG LỖ :

3.35. Cần phải xử lý lắng cặn hạt nhỏ trước khi thả lồng cốt thép hoặc trước khi đổ bê tông. Có thể dùng phương pháp bơm không khí xuống (phương pháp hút bùn không khí) hoặc phương pháp bơm hút tuần hoàn ngươc để hút bùn:
- Nếu dùng phương pháp bơm khí xuống lỗ khoan để hút bùn, phải để đầu hút bùn hoặc miệng phun nằm càng sâu vào trong nước càng hiệu quả.
- Nếu dùng phương pháp tuần hoàn ngược thì cần phải cho miệng ống hút bùn di động ở đáy lỗ khoan để đẩy cặn lắng lên. Trong quá trình hút phải luôn luôn bổ sung dung dịch khoan vào trong ống, không được để nước trong ống bị hạ thấp gây sụt lở thành vách.
3.36. Đối với các loại cọc có độ sâu nhỏ hơn 10m, thì không nên dùng phương pháp hút bùn không khí  vì hiệu quả kém; nên dùng phương pháp bơm hút tuần hoàn ngược.

CHƯƠNG 4 : DUNG DỊCH KHOAN

4.1. Tuỳ theo điều kiện địa chất, thuỷ văn, nước ngầm, thiết bị khoan mà chọn phương pháp giữ thành vách lỗ khoan và chọn dung dịch khoan cho thích hợp.
4.2. Dung dịch vữa sét (bentonite) dùng để giữ thành vách gồm : nước, bột sét, CMC và tác nhân phân tán khác. Dung dịch vữa sét có thể sử dụng đối với nơi có lớp địa tầng dễ sụt lở và đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật sau :
- Có thể dùng ở mọi loại địa tầng.
- Dùng cho mọi loại thiết bị khoan và dạng mũi khoan.
- Giữ cho mùn khoan không lắng đọng dưới đáy hố khoan và đưa chúng theo dung dịch ra ngoài.
4.3. Dung dịch khoan có thể là nước thường tại nơi mà địa tầng là đất dính như: đất sét, á sét, đất thịt, hoặc gơ nai phong hoá, đá v.v..
4.4. Dung dịch khoan phải chọn dựa trên cơ sở tính toán theo nguyên lý cân bằng áp lựuc ngang, giữa cột dung dịch trong hố khoan và áp lực của đất và nước quanh vách lỗ. Đối với các lỗ khoan có lớp địa tầng dễ sụt lở, áp lực của cột dung dịch phải luôn lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài.
4.5. Trường hợp phía trên hố khoan chịu tải trọng của các thiết bị thi công nặng hoặc các công trình xây dựng lân cận, phải sử dụng ống vách để chống sụt lở. Độ sâu của ống vách trong trường hợp này phải căn cứ vào kết quả tính toán cụ thể, sao cho đoạn lỗ khoan không ống vách có áp lực của cột dung dịch lớn hơn áp lực đất nước xung quanh thành vách.
4.6. Nếu áp lực nước ngầm cao hơn mức bình thường (ví dụ trong trong trường hợp nước ngầm tràn lên cả mặt đất) thì cần phải tăng tỷ trọng dung dịch vữa sét lên cho phù hợp. Để đạt được mục đích trên được phép trộn thêm vào dung dịch các chất có tỷ trọng cao như barit hoặc magnetic v.v..
4.7. Dung dịch dùng trong khoan nhồi phải có chất lượng tốt và không bị hư hỏng theo thời gian. Thành phần và tính chất của dung dịch vữa sét sử dụng cho mỗi lỗ khoan cần phải bảo đảm sự ổn định trong thời gian thi công. Các thông số của dung dịch phải được chọn thích hợp với điều kiện của khu vực xây dựng và đảm bảo các yêu cầu quy định trong Điều 7.10. Tuỳ theo điều kiện địa chất tại vị trí khoan cọc mà chọn các chỉ tiêu về độ nhớt và khố lượng riêng của dung dịch cho thích hợp (tham khảo phụ lục khoan kèm theo).

A. KIỂM TRA, ĐIỀU CHẾ, ĐIỀU CHỈNH DUNG DỊCH :

4.8. Số lần thí nghiệm, vị trí lấy mẫu được phép phù hợp (tham khảo phụ lục dung dịch khoan kèm theo) của Tiêu chuẩn này để vận dụng cho công tác khoan cọc nhồi tại công trình cụ thể.
4.9. Dung dịch vữa sét sau khi điều chế phải đảm bảo được yêu cầu giữ ổn định thành vách đối với loại đất nơi khoan cọc. Trong quá trình sử dụng vữa sét, phải thí nghiệm và điều chỉnh các chỉ tiêu kỹ thuật của dung dịch cho phù hợp.

B. SỬ DỤNG LẠI DUNG DỊCH VỮA SÉT :

4.10. Qua việc kiểm tra và điều chỉnh đúng qui định, dung dịch vữa sét có thể tái sử dụng nhiều lần trong thời gian thi công. Nếu công tác kiểm tra, điều chỉnh được thực hiện đầy đủ thì có thể sử dụng lại dung dịch vữa sét trong khoảng thời gian thi công công trình, nhưng không được quá 6 tháng.
4.11. Nếu dung dịch bị nhiễm xi măng không thể điều chỉnh bằng chất phân tán được nữa thì phải loại bỏ.

CHƯƠNG 5 : CÔNG TÁC CỐT THÉP

A. GIA CÔNG LỒNG CỐT THÉP :

5.1. Lồng cốt thép phải gia công đảm bảo yêu cầu của thiết kế về : qui cách, chủng loại cốt thép, phẩm cấp que hàn, qui cách mối hàn, độ dài đường hàn v.v..
5.2. Cốt thép được chế tạo sẵn tại nhà máy hoặc ở công trường và được hạ xuống hố khoan. Lồng cốt thép phải được gia công đúng thiết kế. Các cốt dọc và ngang ghép thành lồng cốt thép bằng cách buộc hoặc hàn. Các thanh cốt thép đặc biệt như : vòng đai giữ cỡ lắp dựng, khung quay dựng lồng v.v.. phải được hàn với cốt thép chủ. Cốt thép dùng cho cọc phải là thép chịu hàn .

B. CỐT THÉP CHỦ :

5.3. Đường kính cốt thép theo chỉ định của đồ án thiết kế .
5.4. Số lượng cốt thép theo chỉ định của đồ án thiết kế.
5.5. Chiều dài cốt thép chủ phụ thuộc vào đoạn chia. Lồng cốt thép phải chế tạo thành từng đoạn căn cứ vào chiều dài tổng thể của cọc. Thông thường các đoạn chia có thể là 12 và 14m, lớn nhất là 15m vì chiều cao của móc cẩu thường không vượt qua 15m. Lồng cốt thép của cọc có chiều dài lớn (lớn hơn 15m) phải được phân thành từng đốt, sau đó được tổ hợp lại công trường khi hạ lồng vào trong hố khoan. Cần lưu ý khi ghép lồng, đốt dài nhất phải đặt ở phía dưới để việc hạ lồng cốt thép xuống lỗ khoan được dễ dàng.
5.6. Mối nối các đoạn lồng cốt thép nên dùng bằng hàn hoặc bằng phương pháp dập ép ống nối theo tiêu chuẩn TCXD 234-1999. Chỉ sử dụng mối nối buộc cốt thép đối với các cọc có đường kính nhỏ hơn 1,2m và chiều dài toàn bộ lồng thép không quá 25m.

C. CỐT THÉP ĐAI :

5.7. Đường kính vòng đai hay vòng lò xo của lồng cốt thép theo chỉ định của đồ án thiết kế. Khi gia công cốt thép đai cần lưu ý những điểm sau :
- Đường kính danh định của vòng thép đai nhỏ hơn đường kính cọc 10 cm (2x5 cm lớp bê tông phòng hộ) đối với các cọc thi công không ống vách.
- Đường kính danh định của vòng cốt thép đai nhỏ hơn đường kính cọc 6cm đối với cọc khoan có ống vách.
- Đường kính cốt thép đai từ 6-16 mm, khoảng cách giữa các vòng đai thực hiện theo đồ án thiết kế .
5.8. Để dễ dàng cho việc thế tạo lồng, cần phải sử dụng các cốt thép đặc biệt làm vòng đai lắp dựng hoặc vòng cỡ. Đường kính vòng đai phải tuân thủ theo đúng hồ sơ thiết kế. Vòng đai phải đảm bảo độ cứng để có thể giữ vững lồng thép và các ống thăm dò khuyết tật khi nâng chuyển. Vòng đai được nối kín bằng hàn chồng hoặc hàn đối đầu.

D. THIẾT BỊ ĐỊNH TÂM LỒNG THÉP :

5.9. Khi lắp đặt lồng thép trong lỗ khoan, để định vị chính xác tâm và tránh sự va chạm của lồng cốt thép vào thành vách, cần sử dụng các thiết bị định tâm lồng thép hoặc con đệm :
+ Các con cữ (Tai định vị): Con cữ được làm bằng cốt thép trơn, hàn vào cốt thép dọc và được gọi là thanh trượt. Kích thước của thanh trượt được chọn căn cứ vào kích thước lồng cốt thép và đường kinh lỗ khoan thực tế.
+ Các con đệm bằng bê tông: Để đảm bảo tầng phòng hộ lồng cốt thép và định tâm lồng thép có thể dùng các con đệm, hình tròn bằng xi măng. Để tránh sự thâm nhập của nước gây ra gỉ cốt thép dọc, không được cố định con đệm trên cốt thép dọc . Nên hàn cố định con đệm vào giữa 2 thanh cốt thép dọc cạnh nhau bằng một thanh thép nhỏ .

E. CỐT THÉP TĂNG CƯỜNG ĐỘ CỨNG LỒNG THÉP :

5.10. Trong trường hợp toàn bộ hệ thống cốt thép vành đai không đủ làm cứng lồng khi nâng chuyển, cần phải gia công tăng cường lồng các cốt thép đặc biệt. Các cốt thép này có thể được nằm lại hoặc được tháo dỡ dần khi hạ lồng vào trong hố khoan nếu gây cản trở việc hạ các ống đổ bê tông. Cốt thép tăng cường này gồm các loại sau :
- Các thanh giằng để chống  lại sự làm méo ô van lồng cốt thép.
- Các thanh cốt thép giữ cho lồng cốt thép không đổ nghiêng và bị xoắn.

F. GIỎ CHÂN LỒNG CỐT THÉP :

5.11. Phần cốt thép dọc đầu mũi cọc được uốn vào tâm cọc gọi là giỏ chân lồng cốt thép . Việc gia công giỏ chân lồng cốt thép phải tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế.

G. MÓC TREO :

5.14. Móc treo phải bố trí sao cho khi cẩu lồng cốt thép không bị biến dạng lớn. Cần phải chọn cốt thép chuyên dùng làm móc cẩu và phải gia công móc treo theo đúng vị trí móc cẩu được tính toán trước .

H. ỐNG THĂM DÒ :

5.15. Để kiểm tra không phá huỷ các cọc đã thi công xong, cần phải đặt trước các ống thăm dò bằng thép hoặc bằng nhựa có nắp đậy ở đáy, có kích thước phù hợp với phương pháp thăm dò trên suốt chiều dài cọc : dùng ống 50/60 mm để thăm dò bằng siêu âm và ống 102/114 mm để khoan lấy mẫu bê tông ở đáy hố khoan. Đối với các cọc khoan nhồi đường kính lớn hơn 1,5m hoặc có chiều dài lớn hơn 25m cần phải sử dụng ống thăm dò bằng thép.
5.16. Các ống thăm dò được hàn trực tiếp lên vành đai hoặc dùng thanh thép hàn kẹp ống vào đai.
5.17. Đối với các ống 102/114mm dùng để khoan mẫu phải đặt cao hơn chân lồng thép 1m và không trùng vào vị trí cốt thép chủ.
5.18. Phải đặc biệt lưu ý đến vị trí của ống thăm dò tại mối nối các đoạn lồng cốt thép đảm bảo cho ống chắc chắn, liên tục. Đối với cọc khoan sâu không quá 20m với đường kính cọc không quá 0,80m thì không cần đặt ống thăm dò.

I. NÂNG CHUYỂN VÀ XẾP DỠ LỒNG THÉP :

5.19. Đối với các cọc có đường kính lớn, không được nâng chuyển lồng cốt thép tại 1 hoặc 2 điểm, phải giữ lồng cốt thép tại nhiều điểm để hạn chế biến dạng .
5.20. Lồng cốt thép phải được tập kết trên nền bãi láng bằng bê tông hoặc ở những khu bãi sạch sẽ, khô ráo. Lồng cốt thép phải được xếp trên nhiều con kê bằng gỗ để tránh biến dạng và không được chồng lên nhau.

J. DỰNG VÀ ĐẶT LỒNG CỐT THÉP VÀO LỖ KHOAN :

5.21 Trước khi hạ lồng cốt thép vào vị trí, cần đo đạt kiểm tra lại cao độ tại 4 điểm xung quanh và 1 điểm giữa đáy lỗ khoan. Cao độ đáy không được sai lệch vượt quá qui định cho phép (Dh £ ± 100 mm).
5.22 Các thao tác dựng và đặt lồng cốt thép vào lỗ khoan phải được thực hiện khẩn trương để hạn chế tối đa lượng mùn khoan sinh ra trước khi đổ bê tông (không được quá 1 giờ kể từ khi thu dọn xong lỗ khoan).
5.23. Khi hạ lồng cốt thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị uống dọc và đâm thủng nền đất đáy lỗ khoan. Lồng cốt thép phải được giữ cách đáy hố khoan 10cm.
5.24. Các bước cơ bản để lắp đặt và hạ các đoạn lồng cốt thép như sau :
+ Nạo vét đáy lỗ.
+ Hạ từ từ đoạn thứ nhất vào trong hố khoan cho đến cao độ đảm bảo thuận tiện cho việc kết nối đốt tiếp theo.
+ Giữ lồng cốt thép bằng giá đỡ chuyên dụng được chế tạo bằng cốt thép đường kính lớn hoặc thép hình.
+ Đưa đoạn tiếp theo và thực hiện công tác nối lồng cốt thép (hàn các thanh cốt dọc với nhau hoặc nối buộc tại chỗ hay bắt nối bằng cóc hoặc nối bằng dây ép ống nối ).
+ Tháo giá đỡ và hạ tiếp lồng cốt thép xuống.
+ Lặp lại các thao tác trên đối với việc nối các đoạn tiếp theo cho đến đoạn cuối cùng.
+ Kiểm tra cao độ phía trên của lồng cốt thép.
+ Kiểm tra đáy lỗ khoan.
+ Neo lồng cốt thép để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị trồi lên.
5.25. Lồng cốt thép sau khi kết nối phải thẳng, các ống thăm dò phải thẳng và thông suốt ; Độ lệch tâm của ống tại vị trí nối lồng cốt thép không được vượt quá 1cm.

CHƯƠNG 6 : CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG CỌC KHOAN

A. YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU :

6.1. thành phần hỗn hợp bê tông phải được thiết kế và điều chỉnh bằng thí nghiệm sao cho đảm bảo các yêu cầu của thiết kế.
6.2. Các loại vật liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm tra về chất lượng trước khi sử dụng và tuân thủ theo các tiêu chuẩn của Việt nam hiện hành :
+ Xi măng : dùng xi măng Portland PC 40 trở lên đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 2682 - 1999.
+ Cốt liệu thô : dùng đá có thành phần hạt cấp phối liên tục Dmin = 5 / 25 mm, tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453 – 1995.
+ Cát :  dùng cát vàng có Module 2,5 tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453- 1995.
+ Nước : Sạch, không có tạp chất, tuân thủ theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 4506-87 .
+ Phụ gia : Có thể dùng phụ gia cho bê tông để tăng tính công tác của bê tông và kéo dài thời gian ninh kết của bê tông cho phù hợp với khả năng cung cấp bê tông.  Khi sử dụng phụ gia phải tuân thủ các qui định của Nhà nước và thực hiện đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
+ Tỷ lệ nước / xi măng :  N /XM 0,45.

B. YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ BÊ TÔNG DƯỚI NƯỚC :

6.3. Phải bảo đảm các yêu cầu của vữa bê tông khi đổ bê tông dưới nước đúng qui trình qui phạm hiện hành. Cường độ bê tông đổ dưới nước phải đạt yêu cầu của thiết kế. Trước khi đổ bê tông dưới nước phải tiến hành thí nghiệm để lựa chọn thành phần cấp phối bê tông đảm bảo yêu cầu về cường độ thiết kế.
6.4. Các chỉ tiêu về độ sụt, độ tách vữa và tách nước v.v.. sẽ được qui định cụ thể trên cơ sở kết quả thí nghiệm thành phần hỗn hợp bê tông và phương pháp bơm bê tông. Hỗn hợp bê tông trước khi đổ vào cọc phải được kiểm tra nghiệm thu đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật qui định trong bảng 2 của Điều 7.9.

C. TRẠM BÊ TÔNG :

6.5. Phải căn cứ vào khối lượng cần đổ để tính ra công suất máy trộn. Máy trộn bê tông phải đủ công suất đảm bảo cung cấp bê tông liên tục trong quá trình thi công. Nên bố trí máy trộn gần vị trí thi công cọc để giảm thời gian chờ đợi do vận chuyển.
6.6. Hệ thống trạm trộn phải được kiểm tra và điều chỉnh chính xác, thường xuyên để việc cân đong cốt liệu đảm bảo đúng và đủ.
6.7. Thời gian trộn đảm bảo theo tính năng máy trộn phải có cán bộ thí nghiệm đặc trách việc theo dõi công tác trộn bê tông và thí nghiệm độ sụt của từng mẽ trộn và ghi sổ theo dõi đầy đủ.

D. VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG :

6.8. Các phương tiện vận chuyển bê tông phải bảo đảm kín, không làm chảy mất vữa xi măng. Nếu trạm trộn ở xa công trường thì phải vận chuyển bê tông bằng xe trộn tự hành. Xe trộn cấp bê tông tươi trực tiếp vào ống dẫn, hoặc cho máy bơm bê tông. Máy bơm cung cấp bê tông phải đảm bảo tốt, đủ công suất để thi công cọc liên tục.
Thời gian từ khi trộn bê tông xong đến khi đổ vào cọc không được quá 30 phút.

E. ỐNG DẪN BÊ TÔNG :

6.9. Ống dẫn phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau :
+ Ống phải kín đủ chịu áp lực trong quá trình bơm bê tông, ống phải nhẵn cả bên trong và bên ngoài, các mối nối ống không được lồi ra và móc vào lòng thép trong khi đỗ bê tông.
+ Mỗi đốt của ống nối dài khoảng 3 m, mối nối phải được cấu tạo để dễ tháo lắp (có ren vuông, hoặc mối nối hình thang).
+ Chiều dày thành ống tối thiểu là 8mm.
+ Đường kính trong ống tối thiểu phải gấp 4 lần đường kính cốt liệu to nhất của hỗn hợp bê tông.
+ Đường kính ngoài của ống không được vượt quá 1 /2 đường kính danh định của cọc.
+ Đoạn ống đặc biệt nối từ máy bơm tới ống dẫn bê tông phải có cấu tạo cong để có thể thoát được bọt khí lẫn trong hỗn hợp bê tông ra ngoài (Xem các điều 6.20 và 6.21).
+ Chiều dài ống căn cứ vào cao độ đáy lỗ khoan và cao độ sàn kẹp cổ ống để tính toán quyết định. Thông thường đoạn mũi ống dẫn được bố trí bằng 1 m ống đặc biệt.
6.10. Lúc đặt ống dẫn vào lỗ khoan gồm các bước sau :
+ Đánh dấu chiều cao ống.
+ Lắp đặt hệ dầm kê kẹp cổ trên sàn cứng hoặc mặt ống vách. Dùng để cẩu lắp từng đoạn ống dẫn vào lổ khoan theo tổ hợp đã được tính toán.
+ Toàn bộ hệ thống ống dẫn được treo bằng kẹp cổ trên sàn kẹp phải đảm bảo ống thẳng đứng.
+ Ống dẫn có thể được rút lên hạ xuống bằng cần cẩu.
+ Sau khi tổ hợp xong, dùng cẩu hạ mũi ống cách đáy lổ khoan 2 m; định vị ống dẫn đúng tâm lổ để khi thao tác ống không chạm vào lòng thép.

F. PHỄU ĐỔ :

6.11 Phễu đổ được gắn vào phía trên của ống dẫn bằng ren để việc tháo lắp được dễ dàng, góc giữa hai thành phễu khoảng từ 60/80 độ để bê tông dễ xuống.

G. QUẢ CẦU ĐỔ BÊ TÔNG :

6.12 Quả cầu đổ bê tông dùng để ngăn cách bê tông trong ống dẫn với nước hoặc dung dịch khoan. Quả cầu đổ bê tông có thể làm bằng hai tấm :
+ Gỗ tiện tròn hình cầu hoặc bán cầu, bọc bằng vải bạc;
+ Nhựa hình chậu hoặc các miếng xốp nhỏ v.v…
6.13 Trước khi đổ bê tông, phải đặt quả cầu tại vị trí phía dưới của phểu khoảng 20 – 40 cm để khi bê tông chảy trong ống quả cầu đi trước đẩy dung dịch khoan ra khỏi ống dẫn.

H. CHUẨN BỊ LỖ KHOAN VÀ DỌN ĐÁY TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG :

6.14. Sau khi hạ lồng cốt thép vào vị trí, cần đo đạc kiểm tra lại cao độ đáy lỗ khoan và toàn bộ lồng thép trong lỗ khoan, chỉnh sửa đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế trước khi tiến hành đổ bê tông.
6.16. Khi khoan đến cao độ thiết kế, tuỳ theo phương pháp khoan mà chọn cách xử lý cặn lắng theo quy định của Quy phạm này (từ Điều 3.23 đến 3.31) để làm sạch mùn trong lỗ khoan.
6.17. Trước khi đổ bê tông dùng ống dẫn đã lắp trong lỗ khoan để làm sạch lại đáy lỗ khoan. phải thí nghiệm dung trọng và hàm lượng cát v.v….trong dung dịch vữa sét, đến khi đạt yêu cầu quy định trong Điều 7.11 của Quy phạm này mới dừng công tác dọn đáy. Thời gian từ khi dừng công tác dọn đáy đên lúc bắt đầu đổ bê tông không vượt quá 1 giờ.

I. CÔNG TÁC ĐỔ BÊ TÔNG CỌC :

6.18. Trong trường hợp thể tích bê tông cọc khi đổ sai lệch so với tính toán thiết kế hơn 30% thì phải kiểm tra và có biện pháp xử lý thích hợp về sự sai lệch đường kính cọc.
6.19. Có thể đổ bê tông cọc theo các phương pháp cơ bản sau :
+ Phương pháp di chuyển thẳng  đứng ống dẫn;
+ Phương pháp bơm bê tông qua ống dẫn vào cọc;
+ Phương pháp dùng gầu đóng mở có điều khiển (chỉ được dùng với các giếng khoan có đường kính lớn).

J. PHƯƠNG PHÁP DI CHUYỂN THẲNG ĐỨNG ỐNG DẪN :

6.20. Khi sử dụng phương pháp di chuyển thẳng đứng ống dẫn cần tuân thủ các quy định sau :
1.      Trước khi đổ bê tông cọc khoan, hệ thống ống dẫn được hạ xuống cách đáy hố khoan 20 cm. Lắp phễu đổ vào đầu trên ống dẫn
2.      Treo quả cầu đổ bê tông bằng dây thép 2 hoặc 3mm hoặc dây thừng. Quả cầu được đạt thăng bằng trong ống dẫn tại vị trí dưới cổ phễu khoảng từ 20 đến 40 cm và phải tiếp xúc kín khít với thành ống dẫn.
3.      Dùng máy bơm rót dần bê tông vào cạnh phễu, không được rót trực tiếp bê tông lên cầu làm lật cầu. Không được đổ vào cọc phần bê tông bôi trơn máy bơm.
4.      Khi bê tông đầy phễu, thả sợi dây thép giữ cầu để bê tông ép cầu xuống và tiếp tục cấp bê tông vào phễu.
5.      Phải đổ bê tông với tốc độ chậm để không làm chuyển dịch lồng thép và tránh làm bê tông bị phân tầng.
6.      Trong quá trình đổ bê tông phải giữ ống dẫn luôn ngập vào trong bê tông tối thiểu là 2 m và không vượt quá 5 m. Không được cho ống chuyển động ngang. Khi dịch chuyển ống thẳng đứng phải tính toán xác định chính xác  mũi của ống dẫn đảm bảo không được đưa mũi ống dẫn bê tông sai với quy định của điều này. Tốc độ rút hạ ống khống chế khoảng 1,5 m / phút.
7.      Bê tông tươi trước khi xả vào máy bơm phải được thí nghiệm bằng mắt và bằng cách đo độ sụt.
8.      Nếu độ sụt không đảm bảo (thấp so với thiết kế) thì phải điều chỉnh nhưng không được cho thêm  nước vào vữa.
9.      Trong quá trình đổ bê tông, nếu tắc ống, cấm không được lắc ống ngang, cấm dùng đòn kim loại đập vào vách ống làm méo ống, phải sử dụng vồ gỗ để gõ hoặc dùng biện pháp kéo lên hạ xuống nhanh để bê tông trong ống tụt ra. Khi xử lý tắc ống theo phương pháp này phải xác định chính xác cao độ mặt bê tông và cao độ mũi ống dẫn để tránh rút ống sai với quy định.      
10. Trong khi đổ bê tông, phải đo đạt và ghi chép quan hệ giữa lượng bê tông và cao độ mặt bê tông trong lỗ để kiểm tra tương đối đường kính trung bình và tình trạng thành vách của lỗ khoan.
11. Khi đổ bê tông cọc giai đoạn cuối thường gặp vữa hạt nhỏ nổi lên, vì vậy phải tiếp tục đổ bê tông để toàn bộ vữa đồng nhất dâng đến cao độ đỉnh cọc theo thiết kế. Để xác định mật độ đá dăm trên lớp mặt bê tông phải lấy mẫu trực tiếp để thí nghiệm kiểm tra đối chứng theo tiêu chuẩn TCVN 3110-1979. Người thực hiện công tác đo phải là chuyên trách và có kinh nghiệm.

K. PHƯƠNG PHÁP BƠM BÊ TÔNG QUA ỐNG DẪN VÀO CỌC :

6.21. Phương pháp bơm bê tông được thực hiện theo qui định sau :
1.      Bê tông được bơm qua ống dẫn xuống lỗ khoan.
2.      Phần mũi ống dẫn phải có lỗ trống để thoát không khí, nước hoặc bùn. Ống dẫn bê tông phải được bịt kín ở đầu trên bằng nắp vặn, phần đầu ống dẫn này phải có cấu tạo để trong trường hợp máy bơm hỏng hoặc gặp sự cố khác có thể đặt được phễu đổ bê tông theo phương pháp khác.
6.22. Công việc mỗi khi bơm được thực hiện theo các bước sau đây :
+ Mở nắp bịt của ống đổ bê tông và đưa vào một nút mồi.
+ Trong thời gian bơm đầu tiên phải để hở nắp cho không khí thoát ra ngoài. Chỉ đóng nắp lại khi hỗn hợp bê tông đầy và bắt đầu trào ra ngoài ống.
6.23. Việc cấp bê tông phải đều đặn và liên tục từ khi bắt đầu đổ cho đến khi hoàn thành khối lượng bê tông của toàn cọc. Không được di chuyển ống dẫn mạnh, không được làm tụt mất nút mồi.

L. ĐỔ BÊ TÔNG BẰNG THÙNG CÓ NẮP VAN :

6.24. Phương pháp này chỉ áp dụng cho việc đổ bê tông các giếng khoan có đường kính lớn, chiều dài cọc nhỏ (đường kính trên 3m, chiều dài cọc nhỏ hơn 20m) và điều kiện đổ bê tông phải thuận lợi.
6.25. Chỉ được thực hiện đổ bê tông bằng thùng khi phương án thi công đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cọc theo qui định của đồ án thiết kế và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
6.26. Trường hợp gặp lỗ khoan khô trong lớp cát, lỗ khoan có ống vách (ống thép hoặc BTCT) cũng như lỗ khoan không có ống vách do xuyên qua địa tầng á sét và sét tại vị trí cao hơn mức nước ngầm nhưng không xuất hiện lớp cát hoặc á cát ở đáy lỗ, cho phép đổ bê tông lòng cọc không dùng ống dẫn mà rót đổ tự do ở độ cao rơi không quá 6m.
          Trường hợp gặp lỗ khoan đầy nước, thi công đổ bê tông trong lòng cọc theo phương pháp rút ống theo chiều thẳng đứng, được qui định trong ‘ Qui trình Thi công bê tông dưới nước bằng phương pháp vữa dâng’.

CHƯƠNG 7 : CÔNG TÁC KIỂM TRA, NGHIỆM THU

A. YÊU CẦU CHUNG :

7.1. Việc kiểm tra, giám sát chất lượng và nghiệm thu cọc khoan nhồi phải được thực hiện tại hiện trường và phải căn cứ vào kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
7.2. Các dụng cụ, thiết bị kiểm tra chất lượng thi công cọc phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy. Các hồ sơ, tài liệu nghiệm thu, các kết quả thí nghiệm v.v… phải có đầy đủ và đảm bảo chính xác.
7.3. Các cán bộ kỹ thuật, các thí nghiệm viên làm công tác thí nghiệm, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kỹ thuật chất lượng phải có đủ trình độ chuyên môn và được đào tạo, hướng dẫn công nghệ thi công cọc khoan nhồi.

B. KIỂM TRA CÔNG TÁC KHOAN TẠO LỖ :

7.4. Trong quá trình khoan cọc cần kiểm tra các thông số về số lỗ khoan theo Bảng 1 sau đây:
Bảng 1

TT

Thông số kiểm tra

Phương pháp kiểm tra
1
Tình trạng lỗ
- Kiểm tra bằng mắt và đèn dọi
- Dùng phương pháp siêu âm hoặc camera ghi chụp thành lỗ khoan
2
Độ thẳng đứng và độ sâu
- So sánh khối lượng đất lấy lên với thể tích hình học của cọc
- Theo lượng dung dịch giữ thành vách
- Theo chiều dài cần khoan
- Dùng quả dọi
- Máy đo độ nghiêng, phương pháp siêu âm
3
Kích thước lỗ
- Mẫu, calip, thước xếp mở và tự ghi độ lớn nhỏ của đường kính
- Theo đường kính ống vách
- Theo độ mở của cánh mũi khoan khi mở rộng đáy
4
Tình trạng đáy lỗ khoan và độ sâu của mũi cọc
- Lấy mẫu và so sánh với đất, đá lúc khoan. Đo độ sâu trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 4 giờ
- Độ sạch của nước thổi rữa
- Dùng phương pháp thả quả rơi hoặc xuyên động
- Phương pháp điện (điện trở, điện rung v.v…)
7.5. Trước khi đổ bêtông cần phải thực hiện kiểm tra lỗ cọc theo các thông số ở Bảng 1 và lập thành biên bản để làm căn cứ nghiệm thu.
7.6. Công tác thi công và kiểm tra nghiệm thu về: vị trí và kích thước hình học lỗ khoan; công tác gia công lắp đặt lồng chống cốt thép; chất lượng bêtông cọc khoan nhồi được quy định trong Bảng 2.

C. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG CỌC :

7.7. Tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật của cốt liệu lớn thử theo TCVN 1772:1987 “Đá, sỏi xây dựng - Phương pháp thử”. Các loại vật liệu khác thực hiện công tác kiểm tra theo điều 6.2. Thí nghiệm xác định thành phần hỗn hợp bêtông cọc thực hiện theo điều 6.3.
7.8. Số lượng cọc phải kiểm tra tùy theo mức độ quan trọng của công trình cũng như tùy vào sự hoàn thiện của thiết bị và kinh nghiệm của đơn vị thi công mà cơ quan thiết kế hoặc tổ chức tư vấn quyết định nhưng không ít hơn tỷ lệ %  (so với tổng số cọc) quy định trong Bảng 2.
Bảng 2
Sai số cho phép
Đối tượng kiểm tra
Phương pháp kiểm tra
(1)
(2)
(3)
1.    Độ sai lệch cho phép về vị trí mặt bằng đỉnh và về trục xiên (tgα) của cọc khoan so với thiết kế: (tính theo giá trị d - đường kính cọc):
Khi bố trí một hàng cọc theo mặt chính cầu:
± 0,04 ; 1:200 - Trường hợp thi công trên nước

± 0,02 ; 1:200 - Trường hợp thi công trên cạn
Khi bố trí hai hoặc nhiều hàng cọc theo mặt chính cầu:
± 0,1   ; 1:100 - Trường hợp thi công trên nước
± 0,05 ; 1:100 - Trường hợp thi công trên cạn
2.    Sai số cho phép (tính theo cm) về kích thước thực tế của lỗ khoan và kích thước mở rộng bầu đáy cọc:
± 25 - Chiều sâu lỗ khoan (ở cao trình)

±  5 – Theo đường kính lỗ
± 10 – theo chiều sâu của đoạn hình trụ mở rộng bầu.
± 10 – Theo đường kính mở rộng.
± 5 – Theo chiều cao đoạn hình trụ mở rộng.
3.                  Sai số cho phép (tính theo cm) về vị trí đặt lồng cốt thép trong lòng cọc khoan so với thiết kế:
± 1 – Theo vị trí đặt cốt thép dọc với nhau trên toàn chu vi của lồng.

± 5- Theo chiều dài thanh thép.
± 2- Theo cự ly các bước đai xoắn ốc
± 10- Theo khoảng cách các vòng đai cứng ở mút lồng thép
± 10- Theo khoảng cách các con kê tạo lớp bảo vệ cốt thép.
± 1- Theo chiều cao con kê.
± 2- Theo đường kính của lồng thép tại vị trí đặt vòng đai cứng.
4.                  Sai số cho phép về chỉ tiêu vữa bê tông với độ lún kim hình chóp 16-10cm, đổ bê tông trong nước vào lồng cọc theo phương pháp rút ống theo chiều thẳng đứng:
± 2cm – theo trị số độ sụt

± 2% - theo độ tách vữa và độ tách nước.
5. Sai số cho phép về chỉ tiêu bê tông làm cọc khoan :
Không có vi phạm về tính liên tục trên toàn chiều dài cọc.

+ 20; -5% Cường độ bê tông





Từng cọc


-nt-


-nt-

-nt-



Từng lỗ khoan

-nt-
Từng đoạn mở rộng
nt
nt



Từng lồng cốt thép

nt
nt
nt

nt

nt
nt




Theo TCVN
3106 : 1993
Theo TCVN
3109: 1993


2 cọc cho 1 cầu


nt





Nghiệm thu (đo bằng máy thủy bình, ống dọi và thước dây)
-nt-


-nt-

-nt-



Kiểm tra (đo theo chỉ dẫn của thiết kế móng cọc)
-nt
nt

nt
nt



Kiểm tra (bằng thước cuộn thép và nước dẹt)
nt
nt
nt

nt

nt
nt




Theo TCVN 3106:1993
Theo TCVN 3106:1993



Kiểm tra bng thiết bị đặc chủng và quan sát
Kiểm tra 6 mẫu từ lõi khoan qua cọc.

D. KIỂM TRA CẶN LẮNG TRONG LỖ :

7.9. Công tác kiểm tra cặn lắng trong lỗ phải thực hiện ngay sau khi kết thúc việc tạo lỗ và xử lý lắng cặn. Trước khi đổ bê tông phải đo lại cao độ đáy lỗ khoan, chiều dày của lớp cặn lắng xuống dưới đáy lỗ (nếu còn) phải ghi vào nhật ký khoan lỗ và không được vượt quá quy định trong Bảng 3.
Bảng 3
TT
Loại cọc
Sai số cho phép
1
Cọc chống
h ≤ 5 cm
2
Cọc chống + ma sát
h ≤ 10 cm
3
Cọc ma sát
h ≤ 20cm

E. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG DUNG DỊCH KHOAN :

7.10. Trước khi đổ bê tông, khối lượng riêng của dung dịch trong khoảng 50cm kể từ đáy lỗ khoan phải nhỏ hơn 1,25, hàm lượng cát ≤ 8%, độ nhớt ≤ 28s. Dung dịch vữa sét dùng để thi công cọc khoan nhồi phải có các chỉ tiêu kỹ thuật ban đầu phù hợp với các quy định trong Bảng 4.
Bảng 4
Tên các chỉ tiêu
Yêu cầu
Phương pháp kiểm tra
1. Khối lượng  riêng
Từ 1,05 – 1,15
Tỷ trọng dung dịch sét hoặc Bomeke
2. Độ nhớt
Từ 18 – 45 sec
Phương pháp phễu 500/700cc
3. Hàm lượng cát
< 6%

4. Tỷ lệ keo
> 95%
Phương pháp đong cốc
5. Lượng mất nước
< 30 cc/30 phút
Dụng cụ đo độ mất nước
6. Độ dày của áo sét
Từ 1-3 mm/ 30 phút
Dụng cụ đo độ mất nước
7. Lực cắt tiĩnh
1 phút: 20-30 mg/cm2
10 phút: 50-100 mg/cm2
Lực kế cắt tĩnh
8. Tính ổn định
< 0,03 g/cm2

9. Trị số pH
Từ 7-9
Giấy thử pH

F. KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC :

7.11. Để đảm bảo chính xác sức chịu tải giới hạn của cọc đơn phải căn cứ vào tính chất trọng yếu và cấp của công trình, điều kiện thực tế địa chất công trình, yêu cầu thiết kế và tình hình thi công công trình mà tổ chức thử tĩnh hoặc thử động có đủ độ tin cậy cho cọc đơn và lưu ý những điểm sau:
1.      Khi không thể tiến hành nén tĩnh cọc đơn đến tải trọng giới hạn thì cơ quan tư vấn thiết kế phải quy định tải trọng nén tối thiểu lên cọc theo quy định của tiêu chuẩn thử tĩnh cọc.
2.      Việc lựa chọn phương pháp thử tĩnh cọc đơn phải dựa trên các tiêu chuẩn do cơ quan tư vấn thiết kế yêu cầu với sự chấp nhận của chủ đầu tư.
7.12. Khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì phải thử nén tĩnh cọc đơn theo phương thẳng đứng:
1.      Móng cọc của công trình quan trọng.
2.      Trước khi thi công cọc của công trình chưa thực hiện thử tĩnh cọc đơn mà có một trong các trường hợp sau đây: Điều kiện địa chất phức tạp; Độ tin cậy về chất lượng thi công cọc thấp; Móng cọc của công trình ít quan trọng nhưng có số lượng hơn 30 cọc.
3.      Công trình móng cọc chịu tác dụng của lực kéo hoặc lực nén ngang lớn theo quy định của tiêu chuẩn xây dựng TCXD 88: 1982 “Cọc- Phương pháp thí nghiệm hiện trường” phải thực hiện công tác thử tĩnh.
          Số lượng cọc cần thử thông thường lấy 2% tổng số cọc nhưng không ít hơn 3 cọc, đối với công trình có tổng số cọc dưới 50 cọc thì phải thí nghiệm 2 cọc.
7.13. Có thể áp dụng kiểm tra sức chịu tải thẳng đứng cọc đơn bằng phương pháp thử động có đủ độ tin cậy. Khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì phải kiểm tra thử tải cọc bằng phương pháp thử động:
1.      Móng của công trình quan trọng mà không có khả năng thực hiện thử nén tĩnh cọc đơn.
2.      Kiểm tra bổ sung cho việc thử cọc bằng nén tĩnh.
3.      Móng cọc của công trình thông thường, ít quan trọng và được cơ quan tư vấn thiết kế yêu cầu.
          Số lượng cọc cẩn phải thử động do cơ quan tư vấn thiết kế yêu cầu thông thường lấy 4% tổng số cọc nhưng không ít hơn 5 cọc.
Những điểm cần lưu ý đối với phương pháp thử động như sau:
1.      Phương pháp biến dạng lớn (PDA) thường được dùng trong thử động cho cọc. Khi thử động phải có đầy đủ các loại thiết bị đo đạc như: đo được độ chối; độ chối đàn hồi, v.v… Việc thử động theo phương pháp hiện đại phải do những kỹ sư có trình độ và kinh nghiệm thực tế thực hiện.
2.      Kết quả của phương pháp thử động được xem là tin cậy nếu nó được so sánh đối chứng với kết quả thử nén tĩnh cọc trong điều kiện địa chất công trình tương tự và không được sai lệch nhau quá, sau đó dùng phương pháp động để kiểm tra với số lượng lớn cọc đã thi công.

G. NGHIỆM THU CỌC KHOAN NHỒI VÀ ĐÀI :

7.14. Cọc phải được kiểm tra trong tất cả các công đoạn làm cọc, ghi vào các mẫu biên bản quản lý chất lượng đã được chủ đầu tư thống nhất và chấp nhận lúc trúng thầu, lập thành hồ sơ nghiệm thu và được lưu trữ theo quy định của nhà nước.

CHƯƠNG 8 : CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI

8.1. Phải tiến hành tổ chức hướng dẫn công nghệ cũng như hướng dẫn bảo đảm an toàn cho mọi người làm việc trong công trường thi công cọc khoan nhồi. Người công nhân phải có đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết như : mũ, giầy, găng tay, mặt nạ phòng hộ v.v.. để làm việc, nếu thiếu thiết bị bảo hộ lao động không được vào công trường. Phải bố trí người có trách nhiệm làm công tác an toàn. Tất cả mọi người phải tuân theo lệnh của người chỉ huy chung.
8.2. Trước khi thi công cọc phải nắm đầy đủ các thông tin về khí tượng thuỷ văn tại khu vực thi công, không được đổ bê tông khi trời mưa và khi có gió trên cấp 5.
8.3. Các sàn công tác dành cho người làm việc, đường đi lại trên hệ nổi phải lát ván, bố trí lan can và lưới an toàn tại những chỗ cần thiết, ban đêm phải bố trí ánh sáng đầy đủ. Các vị trí nguy hiểm phải có biển báo hiệu và có người canh gác. Phải dùng nắp đậy lỗ khi ngừng khoan. Khi thi công trên sông phải có trang bị phao cứu sinh, xuồng cứu sinh, phải có đầy đủ đèn hiệu, biển báo tín hiệu hướng dẫn giao thông đường thuỷ.
8.4. Trong quá trình thi công, mọi người phải làm việc đúng vị trí của mình, tập trung tư tưởng để điều khiển máy móc thiết bị. Những người không có phận sự cấm không được đi lại trong công trường.
8.5. Tất cả các máy móc vận hành phải tuyệt đối tuân theo qui trình thao tác và an toàn hiện hành. Hệ thống điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định an toàn sử dụng điện. Phải có công nhân chuyên môn phụ trách hệ thống điện.
8.6. Khi gặp sự cố như chất lượng bê tông không đảm bảo, khi tắc ống phải  báo cáo ngay chỉ huy khu vực để xử lý và chỉ xử lý theo lệnh của người chỉ huy chung.
8.7. Phải tuân thủ mọi qui trình an toàn lao động hiện hành có liên quan.